Cơn sốt giá xuất hiện từ đầu vụ (tháng 8/2001) khi huyện Phụng Hiệp (Cần Thơ) vào vụ thu hoạch mía đường. Ngay ꦫsau đó, Hiệp hội mía đường Việt Nam đã chỉ đạo 7 doanh nghiệp mía đường trong khu vực bàn bạc thống nhất giá mua nguyên liệu, thế nhưng sau đওó giá mía không những không giảm xuống theo thỏa thuận chung mà lại tiếp tục tăng, lúc cao điểm tới 390 đồng/kg.
Các xã cù lao Long Phú, Sóc Trăng đang là chiếc "nhiệt kế” của khu vực ĐBSCL. Do các nhà máy đường phía Nam đều dồn về Sóc Trăng, nên dù tỉnh đã thu hoạch được 3/4 diện💃 tích trồng mía, giá vẫn ở mức 350-360 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Tảng, giám đốc Công ty mía đường Sóc Trăng, c🍷ho biết: “Hiện có 6 nhà máy tập trung thu mua ở Long Phú, nhưng sản lượng ở đây chỉ đủ cung cấp cho 4 nhà máy lân cận: Sóc Trăng, Trà Vinh, Phụng Hiệp, Vị Thanh. 4 nhà máy này có thể thỏa thuận với nông dân để có giá hợp lý. Tuy nhiên, chuyện này đã bàn nhiều lần nhưng không thực hiện được nên cứ phó mặc cho tác động thị trường".
Theo chỉ đạo của Bộ 𒅌Nông nghiệp và🐻 Phát triển Nông thôn và Hiệp hội mía đường Việt Nam ngày 1/2, các công ty mía đường Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh đã thống nhất hạ giá thu mua mía xuống 315 đồng/kg nhằm giảm lỗ khoảng 1.000 đồng/kg đường bán ra, nhưng nhiều nông dân lại không đồng ý.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)