Mai than chuyến này về có khi em nhắm tìm việc khác, vì bà chủ căn phòng em thuê đang đòi tăngꦬ giá nếu phải cải tạo 🐎dãy trọ theo quy định mới về diện tích tối thiểu.
- 5 m2 mỗi người phải không chị?
Mai nghe loáng thoáng, nên hỏi lại tôi cho chắc.
- Thế phải sửa chắc luôn, phòng có xíu à - em nói, giọng buồn hiu.
Mai năm nay mới 20.
Nh𒅌ìn em,♑ tôi nhớ lại mình lần đầu đến Sài Gòn năm 17 tuổi để học đại học. Sài Gòn hoa lệ chưa bao giờ dễ dàng với người tỉnh lẻ, "hoa cho người, còn lệ cho ta".
Căn phòng trọ đầu tiên tôi ở 🏅nằm ngay cạnh khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, sâu trong một hẻm nhỏ, rộng chừng 6-7 m2 gồm cả bếp và nhà vệ sinh, vuông vức như chiếc hộp đồ chơi. Quanh khu công nghiệp này, những chiếc hộp như thế nhiều không kể xiết, nhét đầy người. Đêm ngủ trên cái gác gỗ nóng bức, tôi nghe mồn một âm thanh sinh hoạt của phòng bên.
Ở lâu dần tôi thấu hiểu đời sống công nhân, vội vào ca buổi sáng, tan ca khuya lắc lơ, bữa cơm có con cá kho vội, vài lát dưa leo, tằn tiện từng đồng gửi về quê hoặc góp nhặt cho m💝ột tương lai nào đó.
Theo khảo sát gần đây của Liên đoàn lao động TP HCM về nhu cầu nhà ở công nhân, 70% lao động tại các doanh nghiệp ở thành phố là người ở tỉnh, trong🏅 đó 50% cần chỗ ở, tương ứng 1,3 triệu người. Hiện cả nước có khoảng 7 triệu lao động làm việc tại gần 400 khu công nghiệp. Tỉ lệ nhà ở phục vụ công nhân hiện chỉ đáp ứng được khoảng hơn 30% nhu cầu. 90% công nhân di cư phải thuê t🌃rọ tại khu dân sinh với điều kiện chật hẹp, ẩm thấp, không đảm bảo tái tạo sức lao động.
Sở Xây dựng TP HCM đang đề xuất nhà t𝓀rọ ở Thà𝔍nh phố phải đảm bảo diện tích sàn tối thiểu 5 m2 một người, hẻm rộng 4 m, cách đường chính không quá 100 m và có lối thoát nạn.
Theo thống kê c🍃ủa Sở, thành phố hiện có khoảng 60.500 công trình nhà trọ tư nhân đang kinh doanh. 21% số đó (tương đương 12.800 nhà trọ) không đủ điều kiện an toàn để tiếp tục hoạt động.
Quy định đang ở dạng dự thảo, nhà chức trách chưa sờ tới, nhưng chủ trọ chỗ Mai ở nghe đài báo rồi hiểu ra ngay, "doanh nghiệp" của bà sẽ phải bớt người thuê, sửa chữa nâng c♛ấp lại mấy dãy nhà nếu muốn tiếp tục hoạt động.
- Tăng giá chắc luôn, Mai nói, chỉ chưa biết tăng đến mức nào thôi.
Lương Mai mỗi tháng được 6-7 triệu đồng,🍨 thêm 1-2 triệu nữa nếu tăng ca. Sau khi trừ chi phí ăn uống sinh hoạt và tiền thuê nhà (1 triệu/ tháng), em còn khoảng 1-1,5 triệu 🗹gửi về cho bố mẹ.
- Chưa biết giá sẽ tăng tới đâu, nhưng nếu chỉ còn chừng 500 ngàn gửi cho mẹ, em thà về quê bán bưng, chui rúc chi trong phòng trọ để co rút cả người lại, Mai quả quyết.
Từng long đong thuê trọ, tôi mủi lòng ngay với câu chuyện của Mai, nhưng cũng đủ lý tính để hiểu rằng, mình không thể tư duy tiêu chuẩn kép. Không thể vừa đòi hỏi buông lỏng quy định, để dân nghèo được tạm bợ thuê trọ qua ngày; lại vừa muốn thành phố an toàn và quy củ hơn. Quy hoạch lại nhà ở cho thuê để đảm bảo an toàn PCCC cũng như nâng cao điều kiện sống tối thiểu là điều cần thiết. Lường trước những thách thức nếu dự thảo được thông qua và có hiệu lực, Sở Xây dựng cũng đề xuất TP HCM có chính sách hỗ trợ c🌼hủ nhà trọ vay lãi suất ưu đãi để cải tạo, nâng cấp các công trình nhằm đạt mức an toàn tối thiểu.
Với nhóm đối tượng khác chịu tác động - là những người thuê trọ, trong đó có hàng triệu công nhân như Mai - ngân sách không thể trang trải nổi. Đây là lúc tính đến chính sách phát triển nhà lưu trú cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất - vốꦐn đã được chính phủ đưa vào Luật Nhà ở 2023.
Đề án quy hoạch lại nhà trọ nên chăn𝕴g được thực thi đồng bộ với kế hoạch giải quyết nhà lưu trú cho công nhân, nhằm giảm thiểu tác 𓄧động xấu đến cuộc sống của nhóm người này.
Năm 2022, Chính phủ ban hà☂nh Nghị định 35 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó yêu cầu dành 2% quỹ đất để xây dựng nhà ở, nơi lưu trú cho công nhân. Luật Nhà ở sửa đổi 2023 đã có quy định về nhà lưu trú cho công nhân - cũng là lần đầu tiên vấn đề này được đưa vào luật. Nhà lưu trú cho công nhân được xác định là ܫmột loại hình nhà ở xã hội với hàng loạt ưu đãi cho các nhà đầu tư.
Theo thông tin từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, từ nay đến năm 2025, Tổng Liên đoàn dự kiến xây dựng khoảng 3.000 căn hộ, từ 2026-2030 là 10.000-15.000 căn hộ, chủ yếu cho người lao động thuê. Công nhân sẽ được sống trong các căn hộ khép kín có diện tích 30 m2, 45 m2 v🍨à 60 m2, được đầu tư các hạng mục cơ bản, đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu của người lao động.
Nghe tôi nhắc đến chính sách♏ này, gương mặt Mai có phần tươi sáng hơn. Tôi cũng hy vọng, dù không quá lạc quan rằng vấn đề sẽ được giải quyết ngay trong một vài năm. Chính sách phù hợp còn cần được thực thi bằng quyết tâm lớn và lộ trình rõ ràng, thì mới kịp thời mang lại lợi ích cho những người yếu thế.
Ngô Tú Ngân