Vì vậy, tổng lượng urê sản xuất trong những tháng cuối năm dự kiến đạt khoảng trên 550.000 tấn. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho trên thị trường cả nước hiện còn khoảng 140.000 tấn. Những con số này cộng với lượng hàng nhập khẩu trong 3 tháng cuối năm (vào khoảng 150.000 tấn) sẽ làm tăng tổng lượng cung phân bón trong cả nước lên khoảng 850.000 tấn. Như vậy trong quý✃ IV năm nay, cung vượt cầu khoảng 300.000 tấn. Con số này đảm bảo nhu cầu cho cả vụ đông xuân sắp tới. Đây cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh phân bón cần cân nhắc kỹ khi nhập khẩu.
Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ phân bón thấp trong khi nguồn cung dồi dào đã kéo giá phân bón trong nước giảm trở lại kể từ đầu tháng 10 tới nay. Theo đó, giá phân bón các loại tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã giảm rất mạnh so với thời điểm trước đó, đặc biệt so với thời điểm tháng 7 (tức thời điểm sản xuất lúa hè 🎃thu - lúa vụ 2).
Cụ thể, giá phân đạm Phú Mỹ hiện đã giảm đến 85.000 - 90.000 đồng/bao 50kg. Giá này còn giảm mạnh do nguồn cung tăng lên, trong khi nhu cầu ti🌸êu thụ của người nông dân giảm vì diện tích xuống giống vụ lúa thu đông (lúa vụ 3) rất ít. Riêng đối với các loại mặt hàng phân hạt khác 𒆙như: DAP, NPK… dù giá giảm ít hơn mặt hàng phân đạm nhưng các đại lý tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã hạ giá bán xuống khoảng 10.000 - 30.000 đồng/bao 50kg so với mức giá hồi đầu tháng 7.
Cụ thể, phân DAP Philippines có giá 815.000 đồng/bao; DAP Trung Quốc 700.000 đồng/bao; NPK 16-16-8 cũng giảm xuống mức giá 59♔0.000 đồng/bao đối với sản phẩm nhập khẩu của Philippines.
Việc đưa vào sử dụng Nhà máy Phân đạm Cà Mau đã giúp cho giá phâ🍷n bón trên thị trường cả nước giữ được ổn định hơn và nguồn cung được bổ sung dồi dào hơn. Vì vậy bà con nông dân hiện nay không còn phải quá lo lắng tình trạng s💟ốt phân bón mỗi khi vào mùa vụ, đặc biệt là mùa vụ chính (vụ đông xuân) như trước đây nữa.
Theo Sài Gòn giải phóng