Tại hội thảo ngày 11/4, ông Kim Văn Chinh, Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hóa môi trường (Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết TP Hà Nội bị ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 (đường kính từ 2,5 micron trở xuống) và bụi PM 10 (dưới 10 micron). NO2 và O3 - các chất kích ứng tổn hại đường hô ℱhấp, có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.
Ông Chinh dẫn số liệ🧸u từ trạm quan trắc của Đại sứ quán Mỹ đối với bụi PM 2.5 cho thấy tỷ lệ số ngày có chất lượng không khí tốt năm 2021 hơn 9,6%, số ngày kém và xấu 27,6%; năm 2022 lần lượt là hơn 5% và 47%.
Lấy ý kiến về bản kế hoạch quản lý chất lượng không khí hồi tháng 3, UBND TP Hà Nội cho hay nồng độ bụi mịn PM 2.5 trong không khí trung bình năm tại thành phố giai đoạn 2018-2020 vượt gần hai lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (25 μg/m3). Số ngày trong năm 2019 có chỉ số chất lượng không khí kém và xấu chiếm hơn 30%, một số ngày không khí ở ngưỡng rất xấu.
Về nguồn gây ô nhiễm, các chuyên gia môi trường cho rằng có 5 nguồn chính gồm: Phương tiện giao thông đường bộ (cả bụi đường), côn♐g nghiệp, dân sinh, đốt sinh khối và nông nghiệp. Ngoài ra, ô nhiễm còn đến từ nguồn bên ngoài Hà Nội. Trong đó, giao thông vận tải đang là nguồn phát thải PM 2.5 lớn nhất, chiếm 50-70%, tiếp đến từ nguồn sản xuất công nghiệp. Các nguồn sản xuất sản xuất nông nghiệp và dân sinh gây ô nhiễm ít.
Ông Đỗ Quang Huy, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), cho rằng xe máy xuống cấp là nguồn gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở các thành phố lớn. "Việc bảꦕo dưỡn🍃g, bảo trì xe máy theo khuyến cáo của nhà sản xuất chưa được người tiêu dùng quan tâm, dẫn đến chất lượng phương tiện suy giảm", ông Huy nói, cho hay sẽ phối hợp với Hà Nội triển khai giải pháp thí điểm biện pháp giảm ô nhiễm từ khí thải xe máy.
VAMM kiến nghị cơ quan chức năng áp dụng tiêu chuẩn khí t🌳hải cao hơn với xe má📖y, đồng thời thu hồi và tái chế xe máy trên địa bàn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (thu hồi, tái chế 0,5% tổng lượng xe máy bán ra năm liền kề trước đó).
Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2030 bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm. Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó chi cục môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết thành phố sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý chất lượng không khí, đồng thời ban 🀅hành giải pháp giảm phát thải như: Di dời cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường, quản lý hoạt động đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp...
Đến nay, Hà Nội chưa kiểm kê tổng thể các nguồn phát thải vào không khí.🅺 Tuy nhiên, báo cáo hiện trạn🔴g môi trường cho hay thành phố phải đối mặt vấn đề ô nhiễm không khí, chủ yếu do bụi PM 2.5, gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng và thiệt hại về kinh tế. Trung bình mỗi năm Hà Nội có thêm hơn 1.000 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 ca nhập viện do bệnh hô hấp, lần lượt tương đương 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện.
Theo thống kê, dân số Hà Nội gần 9 triệu, trong đó dân số đô thị chiếm trên 40%. Toàn thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300ꦜ làng n𒁃ghề, hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ôtô.
Võ Hải