Tại Bình Thuận, thanh long rớt giá꧟ thảm trong vòng một tuần qua. Thanh long đẹp đủ chuẩn xuất khẩu chỉ được mua tại vườn với giá 3.000-4.000 đồng một kg. Loại trái xấu hơn, bán nội địa giá chỉ🦄 500-700 đồng.
Sáng 11/6, chị Lê Thị Điệp (xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam) cùng con🐲 trai thu hoạch vườn thanh long 250 trụ. L⛦ứa này chị chong đèn từ tháng 4, do nắng hạn thanh long ra trái không đều, cả vườn chỉ hái được 700 kg.
Những đợt thu hoạch trước, thương lái thường đến vườn thỏa thuận giá rồi đưa 🦩người đến cắt. Nhưng vụ này, thanh long đã chín đỏ vườn nhưng không ai hỏi mua. Gia đình chị đành tự cắt, vì thanh long để trên cành sẽ bị nứt nẻ do đã vào mùa mưa. Nài nỉ mãi, đến chiều, một thương lái trong vùng mới đến mua với giá 3.000 đồng một kg.
Tiền chong điện với tiền phân thuốc chăm sóc đến gần 10 triệu, trong khi chỉ bán được hơn 💟2 triệu, lỗ 8 triệu. "Nhà nghèo, mới đầu tư, mà ba lứa liên tục rồi đều lỗ nặng", chị Điệp buồn bã nói.
🌼Tương tự, ông Võ Văn Tư (xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc) cũng lâm cảnh "dở khóc dở cười". Vườn thanh long 1.000 trụ của 🌃ông lứa này sản lượng 4 tấn, hơn 90% hàng đẹp, nhưng chỉ bán được với giá 4.000 đồng một kg. Chi phí đầu tư hơn 20 triệu, nhưng chỉ thu được 16 triệu.
Bà Nguyễn Thị Trinh, thương lái chuyên thu mua thanh long tại Bình Thuận cho biết, giá thanh long rớt thảm trong vòng một tuần qua do giao thông trong nước bị hạn chế bởi tình hìn🍰h Covid-19. Tháng trước, thanh long đã ở mức thấp 6.000-7.000 đồng một kg, nhưng thời điểm này giảm sâu hơn, chỉ còn 3.000-4.000 đồng.
Bình Thuận hiện có hơn 30.000 ꧂ha thanh long, sản lượng trên 600.000 tấn một năm. Nhiều nước đã nhập khẩu thanh long Bình Thuận, nhưng Trung Quốc hiện vẫn là thị trường chủ lực thông qua đường biê♌n mậu ở các cửa khẩu phía Bắc.
Tại Long An, buổi sáng, sau khi bán hết 15 tấn thanh long cho thương lái, ông Trương🍒 Văn Phích (phường 7, TP𒈔 Tân An) tin mình cầm chắc thua lỗ, chỉ là ít hay nhiều.
Ông Phích có 3.000 trụ thanh long ruột đỏ, thời điểm này mọi năm, giá gọi là rẻ cũng 7.000–15.000 đồng mỗi kg. Một tuần trước, ông cắt bán đợt đầu tiên giá 15.000 đồng một kg. Tuy nhiên, do đang cao điểm mùa thu hoạch thanh long, nên giá thu mua thay đổi liên tục có khi chỉ trong một ngày. Đợt thu hoạch sáng 11/6, thương lái chỉ thu mua thanh long vườn ông giá 4.000 đồng một kg. Với chi phí đầu vào khoảng 🌟6.000 đồng một kg, ông Phích thua lỗ mỗi kg 2.000 đồng.
Châu Thành là địa phương có diện tích thanh long lớn nhất tỉnh Long An, khoảng 8.100 ha (toàn tỉnh có 11.800 ha, tập trung tại các huyện Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa và TP Tân An). Vụ này, có khoảng🍸 3.000 ha cho trái, sản lượng khoảng 4,5 - 5 tấn một ha.
Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch𒈔 UBND huyện Châu Thành cho biết, đang thời điểm thu hoạch ở nhiều địa phương, nên giá các loại trái cây đều xuống thấp, không chỉ riêng thanh long Châu Thành. Lượng hàng lớn, cộng với tình trạng người dân để trái quá nhiều, không ngắt bỏ bớt nụ để kéo giãn vụ thu hoạch, chất lượng trái chưa tốt, cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh đã 🐼khiến giá thanh long giảm xuống thấp, chỉ 3.000 – 5.000 đồng một kg, giảm 20.000 – 21.000 đồng một kg so với cùng kỳ.
Do đó, vụ này, chắc chắn người dân không có lãi, mà chỉ bán lấy chi phí để nuôi lứa tiếp theo. Giá rẻ, nhưng do đa số ꧟đã hợp đồng với thương lái từ trước, nên không có tình trạng hàng không bán đượ♌c, cần phải giải cứu.
Để tránh tình trạng đầu ra bấp bênh, hiện địa phương phát triển thanh long theo hướng bền vững, cũng cố lại các tổ hợp tác, hợp tác xã,🔴 vì sắp tớܫi, phía thị trường Trung Quốc sẽ truy xuất nguồn gốc của trái thanh long.
"Qua đợt dịch, huyện sẽ họp ban chỉ đạo về một số nội dung yêu cầu phía Trung Quốc đặt ra, từng bước hoàn tất chỉ d༒ẫn địa lý, mã vùng, mã vạch, mã kho, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khó hơn sắp tới", ông Khải nói.
Việt Quốc – Hoàng Nam