Sự tăng giảm của giá thép tại Trung Quốc sẽ có những tác động không nhỏ đến thị trường sắt thép toàn cầu. Hiện Trung Quốc lại đang đẩy mạnh việc nhập khẩu thép chịu lực để dùng trong sản xuất container, xây dựng đường ống... Trong khi đó, tại các nước xuất khẩu thép lớn như Nga, Ucraina, dự báo nhu 🐻cầu tiêu dùng nội địa cũng tăng 2,5-3%, làm sản lượng xuất khẩu gi🍌ảm sút đáng kể.
Hiện giá thép phế HMS1 FOB ở Rotterdam (Hà Lan) đạt mức 2🧸50 USD/tấn, tăng 100 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2003, thậm chí chỉ so với tuần trước, giá thép phế tại Anh đã tăng 20 USD/tấn, tại Nhật tăng 5 ⛎USD yen/tấn, Hà Lan tăng 25 USD/tấn...
Lý giải tình hình trên, theo các nh꧋à phân tích có những nguyên nhân sau: Thứ nhất là nguồn cung ứng các loại nguyên liệu thô như quặng sắt, thép phế... trở lên khan hiếm, đẩy chi phí sản xuất tăng khiến giá bán cũng bị đội lên. Thứ hai là giá cước phí vận chuyển tiếp tục ở mức cao, và việc thuê tàu ngày càng♏ khó khăn. Hiện tại cước phí của Panamax (đội tàu lớn chuyên chở hàng hóa từ Mỹ tới Nhật Bản) đã đạt mức 73 USD/tấn đối với các chuyến tàu chở trong tháng 4; cước phí vận tải từ biển Đen đến khu vực các nước Đông Nam Á hiện cũng đạt mức 70 USD/tấn, tăng gấp đôi so với bình thường.
Dự kiến, các hợp đồng vận chuyển tiếp theo có thể phải chịu mức giá cao hơn nữa bởi nguồn cung𓆉 các đội tàu ngày càng bị 🍸thắt chặt, đặc biệt từ giai đoạn tháng 3-5 khi các nước Nam Mỹ đồng loạt bước vào vụ thu hoạch ngũ cốc mới kéo theo sự bùng nổ về nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
🐟Xuất phát từ tình hình cung cầu sắt thép và xu hướng vận động của giá phôi thép trên thị trường thế giới trong thời gian qua, các chuyên gia dự báo, giá phôi thép có khả năng tiếp tục tăng cho đến hết quý II nhưng sẽ🥃 chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng giá của 2 tháng đầu năm và từ quý III, giá phôi sẽ đứng ở mức cao.
Còn trong nước, theo đánh giá của Tổng công ty Thép VN, từ sau Tết Nguyên đán đến nay giá phôi thép tăng mạnh và nhiều khả năng tiếp tục lên cao trong thời gian tới.
Hiện nay, giá phôi nguồn biển Đen đã lên tới 450-455 USD/tấn -mức kỷ lục từ trước tới nay.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thép VN (VNSA) hiện những hợp đồng nhập phôi thép với cao như vậy chưa cập cảng VN. Do vậy, có thể trong tháng 3, các loại thép thành phẩm lưu thông trên thị trường chủ yếu vẫn được sản xuất từ nguồn phôi thép nhập khẩu với giá dưới 400 USD/tấn. Các chuyên gia cho rằng, bị ảnh hưởng nhiều từ sự biến động của thép thế giới nhưng nguyên nhân sâu xa khiến giá thép trong nước đạt mức gần 9 triệu đồng/tấn thời gian qua, là do các doanh nghiệp trong nước đã đua nhau nâng giá "đón đầu" nên tạo "đòn bẩy" kích giá thép trên thị trường tăng nhanh.Kèm theo đó là tình trạng꧟ đầu cơ trong kinh doanh thương mại của mặt hàng này, theo Bộ Công nghiệp, do giá thép tăng mạnh liên tục, nhiều công trình đã phải ngừng hoặc hoạt động cầm chừng, trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép thì làm đến đâu vẫn t🔴iêu thụ hết đến đó.
Điều này còn thể hiện ở việc, cuối tháng 2, giá bán mặt hàng này trên thị trường Hà Nội (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) là 8.900 đồng/kg (thép cuộn) và 8.800 đồng/kg (thép cây) - tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá cùng loại ở thị trường phía Nam thấp hơn khoảng 500.000-700.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, khi ngành thép bắt đầu có kế hoạch vận chuyển hàng ra Bắc để bình ổn giá thì ngay lập tức tại thị trường miền Nam, giá thép đã được đội lên gần bằng khu vực phía Bắc.
Hiệp hội Thép VN cho biết, từ nay đến tháng 5, tổng nguồn cung đạtꦺ mức 841.000 tấn. Nếu tính cả lượng tồn kho trong khâu lưu thông đến tháng 5, ngành thép có tổng cun𓃲g 970.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép bình quân khoảng 210.000 tấn/tháng thì đến tháng 5 chỉ khoảng 840.000 tấn, vì vậy nguồn cung trong nước dư sức đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành thép, việc tiếp tục giảm thuế nhập khẩu 21 mặt hàng phôi xuống còn 0% được coi là việc bình ổn nhanh nhất và tức thời trong thời gian này và sẽ góp phần hạ nhiệt cơn sốt. Tuy nhiên, để duy trì sự ổn định của thép trong thời gian tới thì các doanh nghiệp ꦚthuộc Hiệp hội và Tổng công ty Thép cần tập trung chỉ đạo các đơn vị đảm bảo nguồn cung thông qua việc huy động tối đa ꦯnăng lực sản xuất phôi thép trong nước; kiên quyết không bán lượng hàng lớn cho 1 đại lý, tăng cường bán cho các đối tượng sử dụng trực tiếp...
Bên cạnh đó, việc xem xét điều chỉnh các quy định trong việc nhập khẩu phôi thép từ nguồn phế liệu cũng được coi là giải pháp hiệu quả, bởi theo tính toán của các chuyên gia, trong thép thàꦿnh phẩm có tới 90% thép phế, còn quặng sắt chỉ có khoảng 50%... Điều này sẽ giúp cho ngành đối phó được với những diễn biến của thị trườn♓g thép thế giới thời gian tới.
Ngọc Quang