"Câu chuyện đã diễn ra đúng như dự kiến, chúng ta cũng không ngạc nhiên về cách tính của Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Vì vậy không có gì để phà💟n nàn. Chúng ta vẫn còn cơ hội để giảm thuế suất và có thể khẳng định một điều chắc chắn là giá tôm của Việt Nam sẽ vẫn 🌃tốt như hiện nay", người đứng đầu Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) trao đổi với VnExpress sáng nay. Ông cho biết, giá mỗi cân tôm loại 30 con đang là 110.000 đồng, cao hơn so với cùng thời điểm này năm trước.
Vẫn giữ sự lạc quan như ngày lên đường sang đất Mỹ điều trần đúng vào đêm 30 Tết, ông Lực cũng khẳng định sẽ không có chuyện nông dân bán đổ bán tháo tôm trong những ngày tới, bởi trên thực tế nguyên liệu đang không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của các nhà máy. Với vụ cá basa, nguyên đơn đã khởi kiện đúng vào lúc mà bà con đã xuống giống, cá đã ở trong ao. Lúc đó, phong trào nuôi cá basa đang sốt, không ai có thể ngăn được cuộc đua lập bè nuôi cá một cách tự phát đó. Rồi khi DOC ra phán quyết sơ bộ, cá lại đến độ thu hoạch. Vừa bị áp thuế, nguyên liệu tăng cao đột biến trong khi thị trường thế giới chưa chú ý nhiều đến con cá nước ngọt này, lẽ dĩ nhiên là giá xuống rất thấp. Với vụ tôm, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) đâm đơn kiện khi mà bà con chưa bắt tay vào vụ mới, vì vậy đã chủ động điều🥂 chỉnh diện tích nuôi. Giờ đây, lượng tôm nguyên liệu vẫn khan hiếm vì vậy sẽ không có chuyện nông dân vớt lên bán tống, bán tháo.
Một điều khác khiến ông Lực không mất hết hy vọng vào thị trường Mỹ đó là Việt Nam còn nhiều cơ hội để cải thiện thuế suất. "Các luật sư tư vấn đã nỗ lực hết mình trong vụ kiện này. Họ đang tiếp tục cùng Uỷ ban Tôm - VSC tìm kiếm số liệu thay thế tốt hơn ở Bangladesh nhằm chứng minh Việt Nam khôn꧋g bán phá giá. Nếu tìm được số liệu tốt, có thể là mình sẽ không bị áp thuế", ông tin tưởng.
Ông Lực cho⛎ biết, đến tháng 6 các doanh nghiệp Bangladesh mới kết thúc tài khoá 2003 vꦫì vậy, luật sư có thể tìm kiếm được số liệu tốt hơn trước đây thông qua các bạn hàng của Việt Nam.
Phó chủ tịch VASEP Lê Văn Quang 💧cũng đánh giá cao nỗ lực của các luật sư tư vấn trong vụ kiện. Theo ông, với điều kiện một nước có nền kinh tế phi thị trường, các luật sư đã hoàn thành tốt công việc khi đã đấu tranh cho Việt Nam được hưởng thuế suất không quá cao. Tuy nhiên, ông không có được sự lạc quan như cấp trên của mình. Ở ông vẫn toát lên nỗi lo của một doanh nhân đang vật lộn với những quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường.
"Dù đã dự tính trước, nhưng khi nghe phán quyết, tôi bần thần hết cả người. Cả đêm qua đến giờ, tôi không chợp mắt nổi", ông Quang tâm sự. Theo ông, đáng ngại nhất chính là mức thuế với tôm Thái Lan, nếu tính bình quân chỉ khoảng 6% trong khi của Việt Nam bình quân là trên 16%🐼. "Chênh nhau một vài phần trăm còn đỡ ngại, nay trên 10% thì khó mà cạnh tranh lại với họ", ông tính toán.
Phán quyết với tôm Ấn Độ cũng là bất lợi không nhỏ. Ông Quang cho biết, trước đó các doanh nghiệp đều nghĩ rằng thuế với Ấn Độ sẽ cao hơn nhiều so với Việt Nam, song thực tế thì họ lại thấp hơn 1-2%. "Tôm của Ấn Độ giống hệt tôm Việt Nam. Đáng ngại hơn nữa là số doanh nghiệp bị thuế suất cao của cả Ấn Độ và Thái Lan lại có thị phần rất thấp. Trong khi những doanh🧜 nghiệp thị phần rất lớn thì lại được hưởng thuế suấ🐼t thấp. Vài ngày tới, chúng tôi sẽ rà soát lại xem chính xác những doanh nghiệp hưởng thuế suất thấp chiếm bao nhiêu thị phần Mỹ để còn tính toán hướng đi cho mình", ông Quang băn khoăn.
Tuy nhiên, ông Quang cũng không quá thất vọng. Theo ông, tôm Việt Nam có lợi thế về cỡ lớn, trong khi các nước khác chỉ là cỡ nhỏ và trung bình, vì vậy có thể tận dụng để phát triển thị t♛rường. Cả ông Quang, ông Lực và nhiều doanh nghiệp khác đều cho rằng, họ không dễ dàng gì bỏ cuộc mà tiếp tục thu th🍸ập chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho mình. Doanh nghiệp sẽ tìm nhiều thị trường xuất khẩu mới, nhưng cũng sẽ không từ bỏ thị trường Mỹ.
Song Linh