Bộ Công Thương vừa duyệt 💝khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện khí sử dụng khí hóa lỏng (LNG). Khung giá ở mức 0 - 2.590,85 đồng một kWh, chưa gồm thuế giá trị gia tă🧸ng (VAT).
Trong đó, giá trần là 2.590,85 đồng một kWh, tương đương khoảng 10,56 cent một kWh. Mức này cao hơn nhiều các nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió vận hành thương mại trước 1/11/2021 🀅(8,5-9,8 cent một kWh). Hay các nguồn điện gió chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương, mức 6,42-7,34 cent một kWh (1.587-1.816 đồng).
Mức trần này cũng🧔 cao hơn khꦰoảng 30% so với giá bán lẻ bình quân (2.006,9 đồng một kWh).
Giới chuyên môn cho rằng khung giá phát điện LNꦍG được duyệt sẽ là căn cứ gỡ vướng, đảm bảo tiến độ cho các dự án điện khí.
Theo Quy hoạch điện VIII đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí trong nước và LNG sẽ đạt hơn 37.000 MW, tương ứng gần 25% tổng côngജ suất nguồn. Trong đó, điện khí LNG khoảng 24.000 MW, chiếm 15%.
Cũng theo quy hoạch này, tới 2030 sẽ có 13 dự án điện khí LNG được phát triển, song đều không theo kịp với tiến độ đề ra. Hiệ🎉n, mới có nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, tổng công suất 1.500 MW đang thi công, dự ▨kiến vận hành cuối năm sau và giữa 2025.
Việc triển khai chậm một phần nguyên nhân do chưa xác định được giá điện, nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể ký cam kết tổng lượng điện mua, bao tiêu sản lượng k✅hí hàng năm của các dự án. Điều✨ này dẫn đến nhà đầu tư chưa tính toán được hiệu quả suất đầu tư để triển khai.
Chẳng hạ🌟n, dự án LNG Nhơn Trạch 3 và 4 do được triển khai từ năm 2017, dự k🦂iến phát điện thương mại Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 vào tháng 11/2024, nhưng đến nay vẫn vướng với lý do trên. Còn điện LNG Bạc Liêu cũng có một trong các lý do tương tự, đến nay chưa thể khởi công.
Phương Dung