Và giờ là thời điểm phù hợp đ♎ể đặt ra câu hỏi: Năm nay, ta có lựa chọn 𝄹nào cho Tết?
Dân tộc ta đã trải qua 3 thời k🦄ỳ “làm Tết” mà tôi tạm gọi là: thời🥂 kỳ “ăn Tết”, thời kỳ “vui Tết” và thời kỳ “chơi Tết”.
Ngược xa xưa về trước, đã 🐷từng có một thời ông bà ta thiếu thốn thường xuyên, nên việc đầu tiên là việc “ăn”. Đối với Tết cũng là “ăn Tết”. Đến một giai đoạn tiếp theo, tạm no đủ rồi, người ta nghĩ đến chuyện làm thế nào để “vui Tết”, ngày Tết thành dịp cả gia đình quây quần rộn ràng. Và đến thời điểm hiện tại, rất nhiều người xem Tết là dịp để “chơi”: tranh thủ mấy ngày Tết để nghỉ ngơi, hưởng thụ, đi du lịch…
Thế thì người lớn tuổi, những bậc cha mẹ của chúng ta tuổi ngoài 50 ở quãng nào trong 3 thời kᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚỳ ấy? Hầu hết họ - kể cả tôi cũng thế - đều giữ lại những hoài niệm và ước mơ về Tết của thời kỳ đầu và giữa. Nói một cách dễ hiểu là dù đang ở lát cắt thời gian lúc này, nhưng người lớn tuổi đều đã trải qua 2 lát cắt thời gian trước với tất cả cuộc sống và kỷ niệm.
Khi ta hỏi một n🌄gười lớn tuổi ước mong điều gì ngày Tết, họ sẽ nhớ đến những khoảnh khắc ấm áp của sum vầy, của gia đình và tình thân. Đó là những ngày tiễn ông Táo về trời, là những buổi khuya ngồi quây quần chuyện trò bên nồi bánh chưng, là sự rộn ràng phân công mỗi người mỗi tay - gói giò, làm nem tập trung vào bữa cỗ trưa ngày 30 Tết.
Căn nguyên mộc mạc, thô phác và bao trùm của Tết cổ truyền là sự sum họp gia đình, dành thời gian cho nhau. Theo phong tục xưa, chỉ những người cơ nhỡ, tha phương cầu thực mới còn ngoài đường trong tối 30. Còn lại, nhất thiết anh phải ở trong nhà. Đến Giao thừa thì anh ra ngoài đi ba, bảy bước thôi 🎶rồi lại trở về ngay để mà xông đất. Nghe thì mộc mạc, ngây thơ, nhưng ẩn chứa trong phong tục ấy chính là nhắc người ta sự trở về, sự đoàn viên và ngồi lại bên nhau dưới một mái gia đình.
Vào sáng mồng 1 Tết, con cháu sẽ tụ họp lại, cùng nhau trang nghiêm chúc Tết ông bà, cha mẹ. Từng lời chúc được chuẩn bị trước: “Cháu kính chúc ông sống lâu trăm tuổi”, “Con kính chúc cha mẹ mạnh khỏe, an khang”… Đáp lại, ông bà, cha mẹ cũng lần lượt dành cho con cháu những lời mừng tuổi: “Chúc cháu tuổi mới ngoan ngoãඣn, học hành tấn tới”, “Ba mẹ chúc con mạnh khỏe, vui tươi, công việc thuận lợi, mọi sự tốt lành…” Kèm theo lời chúc sẽ là những phong bao lì xì, như một chút lộc Xuân may mắn cha mẹ, ông bà dành cho con cháu. Đó là món quà nho nhỏ, mang ý nghĩa tinh thần là chính, để n🐽hắc nhở con cháu nhớ về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, săn sóc, yêu thương. Những đứa trẻ lớn lên sẽ nhớ hoài cái không khí vừa trang nghiêm vừa gần gũi ấy.
Tôi vẫn nhớ như in thời tôi 7, 8 tuổi. Ngày mồng 1 Tết, cha tôi ngồi nghiêm nghị ở kỷ án. Bảy anh em chúng tôi, mà tôi là út, xếp thành một hàng dọc nghiêm cẩn trước mặt ông. Mỗi người bước lên một bước, trước đó phải nghĩ nát óc một câu chúc thế nào cho hay. Các cụ rút ra phong bao giấy đỏ gấp bốn góc, trong đó có 1 đồng Bảo Đại - khen tặng sau khi con cháu đã mừng tuổi ông bà cha mẹ. Giá trị của đồng tiền đó chỉ bằng một thanh kẹo kéo. Đó là ý nghĩa đích thực của mừng tu💫ổi, nhã nhặn, linh thiêng và không nặng nhiều ꩲvật chất.
Đi sâu vào những phong tục truyền thống của Tết Âm l♏ịch là cả một câu chuyện dài đầy thú vị mà khám phá đến đâu ta 🥀sẽ bất ngờ đến đó. Nhưng tựu trung lại, hầu như phong tục nào ngày Tết cũng quay về với giá trị gia đình, với sự sum vầy.
Ta nhắc thử đến nguồn gốc chiếc bánh chưng, bánh dày rất quen thuộc với Tết cổ truyền. Bạn trẻ nào cũng có thể nói đến ý nghĩa “trời tròn đất vuông” - bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhưng ngược xa hơn nữa, chiếc bánh chưng “gốc”ꦉ có tiết diện tròn, dài như hình ống, là khởi hình của bánh Tày, bánh Tét bây giờ. Đó là tượng trưn🧸g cho sinh thực khí của nam. Trong khi đó, cặp bánh dày tròn nguyên thủy trước công nguyên lại chính là tượng trưng cho bầu sữa của người mẹ nuôi con.
Trước công nguyên, tổ tiên ta phải rất gian khổ để tồn tại trước những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên. Thế nên chuyện con cháu đông đúc, sinh sôi nảy nở, gia đình gắn kết là những điều mang ý nghĩa sống còn. Bánh chưng bánh dày nguyên gốc của tổ tiên vì vậy cũng chính là hình ảnh tượng trưng thuộc tín ngưỡng phồn thực, nhằm cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở vào🍎 ngày Tết, sự gắn kết gần g൲ũi mật thiết của gia đình. Đến thế kỷ 15, các Nho sĩ dưới thời Hồng Đức mới chuyển đổi ý nghĩa bánh chưng bánh dày thành “trời tròn, đất vuông”.
Thậm chí có những điều ki🍷êng kỵ nghe có vẻ buồn cười, nhưng ngẫm kỹ, mọi phong tục đó đều hội tụ lời nhắc nhở liên quan đến việc củng cố gia đình. Người t🍎a tin rằng 3 ngày Tết là khoảng thời gian có những ông thần, ông thánh, tổ tiên trở về, hòa đồng vào cuộc sống của con người ở hiện tại, chứng kiến con cháu quây quần.
Người lớn tuổi nào cũng ước mong những giây phút sum vầy cùng con cháu vào dịp Tết. Nhiều khi không cần cái gì cao siêu, chỉ cái cảnh cậu con trai phụ bố lau bàn thờ tổ tiên, cô con gái tỉ tê chuyện trò với mẹ khi làm mâm cỗ trưa 30 Tết cũng đã đủ tạo nên cảm giác ấm áp và💟 gắn kết. Chính vì những giây phút đó mà các thành viên trong gia đình như gắn bó ♉với nhau hơn sau một thời gian dài xa cách.
Nhiều bạn trẻ bây giờ thích xem Tết là dịp để “chơi”. Có người ngày Tết thích đi du lịch nước ngoài, thích tận hưởng cá nhâ𓆏n. Giá trị gắn kết gia đình của ngày Tết vì t🎃hế đôi khi bị lãng quên, con cái ít dành thời gian trọn vẹn bên cha mẹ.
Dĩ nhiên người trẻ có cái lý của người trẻ, rằng một năm làm lụng vất vả, Tết cũng là một dịp được nghỉ ngơi, dành thời gian để tận hưởng nhiều hơn. Nhưng tôi vẫn có những nỗi băn khꦍoăn của riêng mình - nỗi băn khoăn của những người thuộc thế hệ cha mẹ, ông bà: Làm sao để giữ được cái ý nghĩa bao quát, sâu xa nhất của Tết cổ truyền là củng cố gia đình, thắt chặt tình thân, dành thời gian cho nhau sau một năm tất bật?
Làm sao để con cháu hiểu, có những bậc cha mẹ cứ đến ngày tiễn ông Táo về trời trởജ đi là mỗi ngày mỗi lật tờ lịch trên tường, mong ngóng từng giây phút cả gia đình sum vầy, để cả nhà lại dành trọn thời gian cho nhau trong 3 ngày Tết như thuở con còn thơ bé?
Lê Văn Lan