Chốt phiên giao dịch 19/11, giá vàng thế giới giao ngay lên 2.630 USD một ounce. Đây là mức cao nhất trong 7🔜 ngày qua.
Thị trường đi ♒lên phiên thứ hai liên tiếp, do căng thẳng Nga-Ukraine tăng nhiệt, châm ngòi cho nhu cầu trú ẩn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đang chờ các tín hiệu của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về kế hoạch tăng lãi suất tiếp theo.
"Chúng tôi cho rằng thông tin Nga thay đổi học thuyết hạt nhân và Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất vào lãnh thổ nước n♌ày đã khiến nhà đầu tư đổ xô mua vàng", Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities nhận xét.
Vàng là công cụ được ưa chuộཧng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị -ꦕ kinh tế và môi trường lãi suất thấp.
Tuần này, các bài phát biểu quan chức Fed có thể hé lộ thêm về kế hoạch giảm lãi suất. Theo công cụ theo dõi lãi suất CME FedWatch, 💜nhà đầu tư hiện dự báo xác suất giảm 25 điểm cơ bản (0,25%⛦) tháng sau là 63%. Mặt bằng lãi suất của Mỹ hiện là 4,5-4,75%, sau khi hạ 25 điểm cơ bản hồi đầu tháng 11.
"Các yếu tố có lợi cho vàng vẫn còn đó. Vì thế, mức giá thấp rõ ràng đã kích thích nhu cầu mua vào", các nhà phân tích tại Commerzbank nhận định. Nhà băng này cho rằng bất ổn địa chính trị,꧙ l♍ực mua của các ngân hàng trung ương, thâm hụt ngân sách tại Mỹ và các nước phương Tây phình to sẽ tiếp tục hỗ trợ kim loại quý.
Một yếu tố khác kéo vàng lên⛦ là USD mất giá, sau khi tăng mạnh tuần trước nhờ tin ông Donald Trump đắc cử. Đồng đôla yếu sẽ giúp vàng rẻ hơn với người mua bằng các tiền tệ k💞hác.
Ngꦯoài vàng, các kim l🔯oại quý khác cũng đi lên. Bạc tăng 0,1% lên 31 USD. Bạch kim tăng 0,5% lên 971 USD, còn palladium tăng 2,8%, đóng cửa tại 1.032 USD.
Hà Thu (theo Reuters, Kitco)