5h ngày cuối tháng 9, Nguyễn Thị Bích (27 tuổi) khệ nệ ô﷽m bụng bầu hơn 8 tháng, dắt chiếc xe máy cà tàng r💛a phía trước căn phòng trọ tại xã Nhị Thành (Thủ Thừa, Long An). Ràng rịch mớ đồ đạc, quần áo lên xe xong, cô mắt đỏ hoe, cùng 2 con trai 8 tuổi và 2 tuổi rưỡi chào tạm biệt ông bà ngoại, bắt đầu hành trình hồi hương bất đắc dĩ dài 180 km.
Bích quê ở xã Vĩnh Trường, một cù lao nh✃ỏ nằm lọt thỏm giữa lòng sông Hậu (An Phú, An Giang). Gia đình Bích thuộc hộ "nghèo rớt mùng tơi" của xã, cha đi chăn vịt mướn, còn mẹ bán khoai lang. Học hết lớp 11, nhà quá khổ, cô bỏ học đi làm một thời gian, sau đó có chồng. Hai bên gia đình đều không khá giả, nhà chồng Bích lại đông con. Cưới xong hai vợ chồng khăn gói đến Bình Dương, Bích làm công nhân may còn chồng đi phụ hồ.
Ông bà Năm chỉ có đứa con gái độc nhất. Từ dạo con phải xa quê, ông bà buồn cũng bỏ nghề cũ, chuyển sang bán vé số dạo mong tăng thêm thu nh♉ập, đỡ đần ꦇcho con phần nào. Lúc con gái sinh đứa đầu lòng, ông bà rời quê, đến Bình Dương, vừa bán vé số vừa giữ cháu ngoại. Tám năm sau, 3 đứa con trai Bích lần lượt chào đời.
Con đông, vừa tốn tiền thuê trọ cộng với việc học hành khá tốn kém, năm ngoái, sau một thời gian dành dụm, họ quyết định trở lại quê nhà. Bích nhờ mẹ chồng hốt dây hụi, xin người quen mớ tôn, ván cũ, vay thêm chút đỉnh cất căn nhà sàn ven sông từ mảnh đất nhỏ của người chú cho.
Trả chưa hết nợ căn nhà, hai vợ chồng tiếp tục "vỡ kế hoạch" khi có thêm đứa con thứ 4. Mang thai 6 tháng, công việc ở quê ngày càng khó khăn, Bích cùng hai con trཧai bắt xe đò đến Long An, tới nhà người quen ở trọ bán vé số dạo dành dụm cho ngày sinh nở. Ông 💮bà Năm thương con thấy vậy cũng theo cùng. Bích mua chiếc xe máy cũ giá 3,5 triệu đồng, trả góp mỗi ngày 50.000 đồng.
Từ ngày có xe, bán vé số về, cô tranh thủ lấy sỉ dưa leo, bầu bí chạy quanh xóm trọ bán dạo kiếm thêm vài đồng lẻ. Gia đình Bích mưu sinh tạm ổn được khoảng 🌠2 tháng, vừa trả nợ xong chiếc xe thì đợt dịch thứ tư ập đến. Thất nghiệp, suốt 4 tháng, 5 miệng ăn cùng đứa con gái trong bụng mẹ phải sống lay lắt qua ngày bằng gạo, cá hộp, nước tương từ các nhà hảo tâm.
Nhìn xuống bụng ngày càng lớn dần, sợ con phải chào đời trong cảnh khổ, bà mẹ 3 con đánh liều đưa các con về quê. Hoàn cảnh như nhau, nhưng những người trong xóm trọ thấy mẹ con không một xu dính túi, mỗi người góp một ít cho họ được 40☂0.000 đồng. Ba mẹ con bắt đầu hành trình hồi hương mà không biết sẽ dài hơn mình nghĩ.
Ngày đầu tiên, mấy mẹ con bị kẹt tại chốt kiểm soát huyện Tân Thạnh (Long An), bởi An G🅰iang thời điểm đó chưa có chủ trương đón công dân trở về. Bích cùng hàng trăm gia đình khác được tá túc tạm tại khu cách ly tập trung. Nhìn Bích bụng mang dạ chửa, con cái nheo nhóc, mỗi ngày những ꦡngười trong khu cách ly đều nhường một phần sữa, bánh cho mấy mẹ con.
Sau 10 ngày, cô được hộ tống bằng ôtô về A💖n Phú, tiếp tục cách ly thêm 3 ngày nữa. Đúng hai ngày sau 🅠khi trở về, căn nhà "cao cẳng" nhỏ ven sông Hậu ở ấp Vĩnh Nghĩa đón thêm thành viên mới.
Sáng đầu tháng 11, ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trường chạy xe máy qua cù lao gần nhà Bích ghi chép dữ liệu dân cư những ngày bùng phát dịch khiến người dân trở về. Theo chủ tịch xã, cù lao Vĩnh Tường vốn là dãy đất rộng hơn 12 km2, đúng nghĩa là xã nghèo. Bởi trên địa bàn, ngoài công trình thánh đường AL – Ehsam trầm mặc của người Chăm, còn lại toàn những că🔴n nhà cấp 4 làm bằng gõ, mái tôn, vài đại lý vật liệu xây dựng, không hề có bóng dáng doanh nghiệp nào.
Với hơn 700 ha lúa, hoa màu, mỗi gia đình ở xã chỉ có 1-2 công đất. Lúa 3 vụ bình quân 6,5 tấn/ha, nếu suôn sẻ trừ chi phí, một ha lúa mỗi năm chỉ lãi khoảng 40 triệu đồng. Một gia đình khá giả nhất tại cù lao cao lắm chỉ có khoảng một ha lúa, bình quân 4 nhân khẩu, chia ra mỗi người thu nhập chưa đến một triệu đồng mỗi tháng. Bởi thế, vài nă⛦m trở lại đây có khoảng 2.700 người dân xứ cù lao ly hương, chủ yếu đến Long An, TP HCM và các tỉnh miền Đông xin việc. Trong đợt dịch lần 4, gần 500 người dân hồi hương, mang theo giấc mơ đổi đời dang dở.
Cách nhà Bích hơn chừng cây số, căn chòi xiêu vẹo ven sông, ở đậu trên đất người quen là nơi tá túc của hai vợ chồng Bùi Thị Hậu cùng hai đứa con ꧂9 tuổi và 6 tuổi. Quê Thanh Hóa, nhiều năm trước, Hậu vào miền Nam lập nghiệp, có chồng. Cũng như Bích, vợ chồng Hậu cũn꧑g thuộc hộ nghèo, không mảnh đất cắm dùi, ai thuê gì làm đó.
Sau nhiều năm "làm đồng nào l🌳ủm đồng đó", người chị chồng rủ lên Bình Dương làm, gia đình Hậu khăn gói ly hương. Làm công nhân may chưa giáp năm, Hậu mang thai, sinh thêm đứa con gái. Con được 3 tháng, chồng Hậu tạm trở về quê sửa căn chòi ọp ẹp sập vì mưa bão, định bụng sửa xong sẽ đón mấy mẹ con về quê.
Nà🥃o ngờ dịch bệnh ập đến, chồng Hậu không thể trở lại Bình Dương, mẹ con chị bị kẹt nơi xứ lạ quê người suốt gần 5 tháng, sống qua ngày nhờ cơm từ thiện.
Cuối tháng 9, một tài xế xe tải thấy mẹ con Hậu khổ quá, cho họ quá giang đến khu vực giáp ranh TP HCM – Long An. Hậu ẵm đứa con nhỏ, tay dắt hai con lớn đi bộ mấy cây số đến khu vực chố🅺t kiểm soát, tá túc tại các điểm tập trung. Mấy hôm sau, họ được đoàn xe hộ tống đến địa bàn giáp ranh Long An và Đồng Tháp.
Đêm đó, mấy mẹ con cùng hàng trăm người dân tiếp tục bị kẹt lại tại khu vực chốt. Hậu dùng thùng mì tôm người dân địa phương cho, xếp thành chiếu, cởi áo khoác làm mền đắp cho các con ngủ. Những ngày sau đó, họ được lực lượng chức năng hộ tống về An Giang, ở lại các khu cách ly địa phương, khép lại hành trình hồi hương suốt nửa tháng ròng.
Ở quê nhà, chồng Hậu trong đợt dịch không có công ăn việc làm, căn nhà cũ đã sập chưa có tiền sửa. Anh dựng tạm mái lều che số đồ đạc ít ỏi khỏi mưa dột. Mẹ con Hậu sau cách ly, không có chỗ để về, phải tiếp tục "ăn nhờ, ở đậu" tại nhà người cô. Ngoài gạo, nước tương, mì gói địa phương hỗ trợ, chồng Hậu mỗi ngày ra sông giăng câu lưới kiếm thêm mớ cá cải thiện bữa ăn gia đình.
Từ Campuchia, dòng Mekong chảy vào Việt Nam chia làm hai nhánh Tiền, Hậu nuôi lớn bao nhiêu thế hệ người dân đồng bằng. Trải qua hàng nghìn năm, phù sa màu mỡ của dòng sông thậm chí còn bồi lấp một trong 9 cửa đổ ra biển của Mekong, hay nối liền các dãi cù lao ở An Phú, như cù lao Ba (ba cù lao nối tiếp nhau) trên sông Hậu, hình thành nên xã Vĩnh Trường như ngày nay.
Sauᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ hơn 300 năm tiền nhân "khẩn hoang, lập ấp", cù lao Vĩnh Trường vẫn nằm đó giữa lòng sông Hậu, nhưng giờ bị bủa vây bởi hệ thống đê bao khép kín để người dân trồng được lúa 3 vụ. Những năm gần đây, ruộng đồng không đưﷺợc tưới tắm, đất đai bị vắt kiệt, cá tôm cũng suy giảm. Phù sa sông Hậu suốt hai mùa mưa nắng bởi thế giờ đây không còn đủ nuôi sống một gia đình 4-5 miệng ăn, cuộc ly hương của người dân vì thế chỉ là chuyện sớm hay muộn.
Dữ liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhán💝h Cần Thơ cho thấy, 10 năm trở lại đây khoảng 1,3 triệu người dân miền Tây ly hương. Trong đó, An Giang là tỉnh có số người di cư đông nhất - 400.000 người. Trong đợt dịch lần thứ 4, tính đến giữa tháng 10, khoảng 400.000 người dân các tỉnh miền Đông, TP HCM và Long An hồi hương "bất đ🎶ắc dĩ" về miền Tây, cao nhất cả nước. Cùng với Cà Mau, An Giang tiếp tục là địa phương có số người trở về cao nhất, khoảng 60.000 người.
Chiều cuối tháng 11, ngồi đưa c🐎on trong căn nhà ở đậu bên sông, Bùi Thị Hậu bùi ngùi nhớ lại hành trình tha 🌌hương cầu thực của mình.
Cô là con út trong gia đình 4 anh chị em tại một thôn nhỏ hẻo lánh thuộc vùng núi ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước, nằm ở hữu ngạn sông Mã (Thanh Hóa), cách cù lao Vĩnh Trường hơn 1.500 km. Cha mẹ vất vả, 14 tuổi Hậu theo người quen vào Nam lập nghiệp, mấy năm sau theo chồng về xứ cù lao. Sau 14 năm ly hương chỉ về thăm quê một lần, cô bảo giờ của để dành duy nhất của mình là 3 đứa con nhỏ và một tương lai bất🧔 định.
Đời Hậu như con cáy, 🌌con cá mòi chạy lạc mùa khắc nghiệt. Con cáy, cá mòi ngược dòng nước từ biển vào sông Mã còn tìm được bãi bồi bám trụ, còn cô giờ bị mắc kẹt trong "tấm lưới cuộc đời", quê cũ quê mới đều không có nơi nào trở về.
"Còn thiếu 2 triệu đồng tiền nhà trọ, mấy hôm nay chủ liên tục gọi đòi, vừa sợ mang tiếng là dân quỵt nợ, mà thú thật giờ em cũng chưa biết làm cách gì để trả họ anh ơi", bà mẹ ba con chua xót nói.
Hoàng Nam