Lần nào chị Chu Thị Phượng cũng ừ nhưng đến giờ vẫn lỗi hẹn với con bởi tiền nằm viện của Toàn đã là 𝐆gánh nặng quá sức với cả gia đình.
Từ lúc chào đời đến ♛khi 5 tuổi, cậu bé Toàn, quê Quỳnh Diễn, Quỳnh Lưu, Nghệ An là một đứa trẻ hiếu động, thích học, lễ phép. Tháng 7 năm ngoái, trong khi đang chơi đùa ở nhà với chị và người anh sinh đôi, cậu bé ngã sõng soài xuống nền nhà. Được đỡ dậy, em đứng vững một lúc, đi tiếp rồi lại ngã lăn. Hành động đó cứ liên tiếp diễn ra, chị Phượng chỉ nghĩ con vận động nhiều quá nên mệt.
Ngày hôm sau, đang đi, Toàn lại ngã giữa nhà. Thấy con có dấu hiệu gì đó không ổn, chị cùng chồng đưa lên bệnh viện huyện. Bác sĩ bảo "cháu không có bệnh gì cả". Không yên tâm, chị lại đưa con lên bệnh viện tỉnh Nghệ An, kết quả thăm khám cũng không có dấu hiệu gì. Với linh tính của một người mẹ, chị y🌞êu cầu bệnh viện chụp MRI để kiểm tra thêm cho chắc chắn. Kết quả phát hiện một khối u ở não. Nhận thông tin từ bệnh viện, chị khựng lại, suy sụp.
Mẹ con chị Phượng lên đường ra Hà Nội. Gia đình vốn chẳng khá giả, hai vợ chồng phải làm mọi việc mới nuôi đủ ba đứa con. Cưới nhau từ năm 2012, anh chị vẫn đang còn ở chung với bố mẹ chồng trong căn nhà chật chội ở quê. Ruộng, vườn ít. Công việc của chồng cũng bấp bênh. Ngày c💧on lâm bệnh, tài sản trong nhà không có gì nhiều vẫn phải lần lượt "đội nón ra đi". Nhưng không đủ, anh chị chạy quanh vay hàng xóm, vay tiếp ngân hàng với hy vọng cứu được con.
Toàn phải trải qua hai cuộc phẫu thuật ở bệnh viện Việt Đức, Hà Nội nhưng cũng vì thế mà liệt nửa người. Ca phẫu thuật vừa xong cũng là lúc bệnh viện Việt Đức xuất hiện ca dương tính. 🌱Anh chị cùng con được điều chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Gần bốn tháng, chị Phượng chăm sóc, tập vật lý triệ🅠u liệu cho con được trở lại trạng thái bình thường. "Bây giờ cháu đã đi lại tốt, tay trái còn hơi yếu tý thôi", chị nói.
Điều trị tại bệnh viện Nghệ An💎 xong, chị Phượng lại cùng con khăn gói ngược ra Hà Nội tái khám. Toàn sau đó được điều chuyển qua bệnh viện K Tân Triều. Tại đây, bác s𒉰ĩ bảo cậu bé quá nhỏ để vào hóa chất. "Họ bảo phải gây mê cho cháu mới xạ trị được nhưng ở bệnh viện K Tân Triều chưa làm được thủ thuật đó nên chuyển vào Huế", người mẹ trẻ nhớ lại.
Hai mẹ con lại phải trở ngược vào miền Trung. Mùa mưa tháng 11/2020, chị cùng con đặt chân đến Bệnh viện Trung ư💦ơng Huế và ở lại luôn cho đến nay. "Không biết bao giờ mới về được. Mất bao nhiêu tiền mà cứu được con tôi cũng chấp nhận, nhưng bác sĩ bảo việc điều trị cũng chỉ kéo dài sự sống cho cháu", chị Phương kể trong nước mắt.
Toàn có người anh trai sinh đôi, bác sĩ khuyên nên thăm khám cho cháu còn lại để xem có bị như em không. Vậy là trong khi Toàn ở Huế, hàng tháng cậu bé anh ở quê vẫn phải đi khám, chụp MRI để nhỡ có gì còn can thi🔯ệp kịp. May mắn, người anh trai đến nay vẫn bình thường. Tiền chữa trị cho Toàn, rồi tiền theo dõi sức khỏe của con ở quê khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn.
Quá trình điều trị bằng hóa chất làm tóc Toàn rụng hết, cậu bé ngạc nhiên hỏi mẹ "tóc con sao rụng vậy". Chị Phượng phải nói dối là bác sĩ bảo 𒆙cắt trọc cho mát. Lúc đầu, Toàn khóc và sợ nhưng bây giờ em cũng đã quen với cái đầu không tóc, quen với việc truyền hóa chất.
Gần một năm vào Huế, Toàn nhớ nhà, mấy lần đòi về. Mấy cuộc điện thoại về gặp chị, gặp anh ai cũng động việ𓃲n Toàn gắng điều trị cho lành👍 để nhanh về quê. Chị gái đầu của Toàn năm nay học lớp 2. Mỗi lần gọi điện cho mẹ, bé lại bảo "con sẽ học thật giỏi để sau này thành bác sĩ, chữa bệnh cho em".
Toàn không mơ làm bác sĩ như chị. Em muốn làm cảnh sát. Những lần quá mệt với bệnh tật,ℱ em nằm vật ra giường. Lúc nào khỏe, Toàn lại bảo mẹ lấy vở ra dạy em tập viết. Những chữ viết chưa tròn trịa, nhưng nó là nơi mà Toàn nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Hết tập viết chữ, ♔Toàn lại giả làm cảnh sát, mẹ làm "người ăn trộm" hoặc người vi phạm giao thông. Mỗi ngày, hai mẹ con có khoảng 10-20 phút đùa giỡn với nhau trong phòng, ngoài hành lang. Những lúc như vậy, nó cũng giúp hai người quên đi bệnh tật.
Quá trình điều trị cho Toàn sẽ gồm 8 lần truyền hóa chất, mỗi lần cách nhau một tháng. Khi đủ 8 vòng, bác sĩ sẽ kiểm tra xem Toàn có đáp ứng thuốc tốt hay không. Nếu mọi chuyện không như kỳ vọng, 🐓sẽ phải dùng thuốc🌃 liều lượng mạnh hơn. Để hỗ trợ Toàn trong quá trình điều trị, chương trình Mặt trời Hy vọng đã tài trợ 50 triệu đồng nhằm chi trả các chi phí thuốc, hóa chất tại Bệnh viện TW Huế.
Chị Phương bây giờ không còn ước mơ gì, chị chỉ hy vọng con mình kh🐽ông phải mệt mỗi lần truyền thuốc nữa.
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của quý vị là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Mời xem thông tin về chương trình tại đây.
Nguyễn Đắc Thành