Không chỉ bảo vệ thành côn💎g vị trí số một toàn đoàn tại SEA Games 31, điền kinh Việt Nam còn khẳng định sự vượt trội của mình khi "gặt hái" tới 22 tấm Huy chương Vàng (HCV), vượt chỉ tiêu đề ra (giành từ 16-18 HCV) và vượt xa đoàn xếp thứ hai là Thái Lan tới 10 HCV. Đây cũng là số HCV cao nhất mà điền kinh Việt Na🅠m giành được trong lịch sử các kỳ SEA Games từ trước tới nay.
Trong số 22 HCV mà điền kinh Việt Nam giành được ở SEA Games 31, có 12 nội dung là chúng ta bảo vệ thành công thành tích của SEA Games 30. Đó là: chạy 1.500 m, 5.000 m, 10.000 m, 3.000 m vượt chướng ngại vật của nam; 400 m, 800 m, 1.500 m, 5.000 m, 10.000 m, 400 m rào, 3.000 m vượt chướng ngại vật, 4x400 m của nữ. Còꦑn lại là chín nội dung chúng ta đã xuất sắc đổi màu được huy chương so với cách đây b🧔a năm.
Trong số đó, có thể thấy những nội dung mà điền kinh Việt Nam thực sự thống trị khu vực khi giành cả h🥂ai vị trí dẫn đầu như: chạy 1.500 m, 3.000 m vượt chướng ngại vật nam; 🤪hay chạy 1.500 m, 5.000 m nữ, 400 m rào, 3.000 m vượt chướng ngại vật, nhảy xa nữ.
Ngoài những tấm HCV tro✤ng dự kiến, đã xuất hiện những cá nhân gây bất ngờ ở SEA Games lần này. Có thể kể ra đây những cái tên như Hoàng Nguyên Thanh (marathon nam), Nguyễn Hoài Văn (ném lao nam), Bùi Thị 𝓰Nguyên (100 m rào nữ, Lò Thị Hoàng (ném lao nữ) hay Nguyễn Linh Na (bảy môn phối hợp nữ).
Thế nhưng, xuất sắc nhất phải kể đến Nguyễn Thị Oanh – VĐV giành tới baꦗ HCV ở SEA Games lần này với các nội dung chạy 1.500 m, 3.000 m vượt chướng ngại vật và 5.000 m. Trong đó, nội dung 3.000 m vượt chướng ngại vật, cô đã phá sâu kỷ lục SEA Games do chính mình từng thiết lập ở SEA Games 30 (thành tích 9:52:44, kỷ lục cũ là 10:00:02).
Ngoài ra còn có những VĐV khác cũng gây ấn tượng khi giành được hai HCV ở SEA Games lần này như: Nguyễn Văn Lai (chạy 5.000 m và 10.000 m nam), Nguyễn Thị Huyền (chạy 400 m nữ 🍬và 4x400 m nữ), Quách Thị Lan (chạy 400 m rào nữ và 4x400 m nữ).
>> Tham vọng thể thao Việt ♈Nam sau thất bạ𒀰i tại Olympic 2020
Trong số 22 tấm HCV mà điền kinh Việt Nam giành được ở SEA Games lần này, đáng mừng là có rất nhiều thành tích được cải thiện so với ở SEA Games 30. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những sự thất bại đáng tiếc khi các nội dung được kỳ vọng đã không bảo vệ được ở HCV trên sân nhà. Có thể kể ra đây các nội dung như: 400 m nam, 4x400 m nam, 4x400 m hỗn hợp, 100 m nữ. Ngoài nguyên nhân do sự vắng mặt của chân chạy chủ lực Lê Tú Chinh, còn do sự chững lại phần nà🍨o của các VĐV na🐼m ở nội dung 400 m trước sự vươn lên mạnh mẽ của các chân chạy Thái Lan ở nội dung này.
Giành rất nhiều Vàng ở SEA Games 31 nhưng liệu nội dung nào chúng ta có thể tiệm cận với thành tích châu lục để có thể tranh chấp tấm huy chương tại Asiad sắp tới?
Nếu so sánh với thành tích của các VĐV giành huy chương ở ASIAD 2018, có thể thấy các VĐV nam của chúng ta dù giành tám HCV ở SEA Games 31 nhưng chưa có thành tích nào có thể đủ gần để tranh chấp huy chương ở Á vận hội sắp tới. Nhìn sang cáꦅc VĐV nữ, tình hình có vẻ khả quan hơn. Ở nội dung 400 m rào nữ, thành tích của Quách Thị Lan hay Nguyễn Thị Huyền tuy chưa sánh được với thành tích từng đem về tấm HCV ở Asiad 2018 cho điền kinh Việt Nam, nhưng hoàn toàn có "cửa" tranh chấp tấm huy chương ở nội dung này.
Nội dung 4x400 m hỗn hợp, mặc dù các VĐV của chúng ta chỉ giành được HCB nhưng đã nhanh hơn thành tích giành HCV tại SEA Games 30 và cao hơn thành tích giành HCB tại Asiad 2018 của Kazakhstan. Nếu tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, điền kinh Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tranh chấp tấm HCB ở༒ nội dung này với Thái Lan (HCV SEA Games 31) và Kazakhstan.
Bên cạnh đó, còn có một số nội dung khác mà thành tích tương đương hoặc nhỉnh hơn thành tích của VĐV xếp thứ tư tại Asiad 2018. Có thể kể ra đây: Nguyễn Thị Huyền ở nội dung 400 m, Nguyễn Thị Oanh ở nội dung 1.500 m, Bùi Thị Nguyên ở nội dung 100 m rào nữ. Đó s🎃ẽ là những cơ sở để điền kinh Việt Nam tập trung đầu tư đúng hướng, từng bước vươn ra sân chơi châu lục và thế giới.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.