Có rất nhiều lí do để người ta muốn đến Pháp. Lí do đó có thể là Kinh đô ánh sáng Paris, nơi có các công trình kiến trúc Gothic tuyệt đẹp và sông Seine thơ mộng. Đó cũng có thể là dạo chơi dọc miền Nam nước Pháp với những ngôi làng cổ đẹp như trong truyện cổ tích, thăm vùng Provence tím ngắt hoa oải hương, đến Bordeaux xem sản xuất rượu vang, ghé thành phố cổ Avignon thưởng lãm festival kịch, lên dãy núi Alps để trượt tuyết ở Grenoble. Hay đơn giản, chỉ muốn được ngồi ở vỉa hè quán Café de Flore trên đại lộ Saint-Germain nhâm nhi miếng bánh croissant, uống một ngụm café au laite và ngắm những cô gái Paris thanh lịch trong những bộ đồ hợp mốt.
Riêng tôi, giấc mơ nước P✤háp không chỉ là kiến trúc, văn hoá, ẩm thực, con người mà còn có cả tennis. Đó là Roland Garros, giải Grand Slam đất nện duy nhất trong năm, được tổ chức hằng năm tại Paris.
Cuối tháng năm, đầu tháng sáu không phải là thời gian lí tưởng để đến Paris, khi mà những cơn mưa cứ đỏng đảnh xuất hiện, thời tiết vẫn lạnh và các cửa hiệu thời trang vẫn chưa treo biển soldes. Nhưng Paris không vì thế mà kém hấp dẫn. Mặc cho trời cứ sụt sùi, những người yêu tennis vẫn đổ về Paris bởi đây là cơ hội duy nhất trong năm họ được xem các tay vợt hàng đầu thi đấu trên mặt sân đất nện ở một giải Grand Slam.
Quận 16 nơi Roland Garros diễn ra nằm ở phía Tây Paris. Không chỉ có cụm s෴ân Roland Garros, nơi đây còn có khu rừng Boulogne, sân vận động Côn𒐪g viên các Hoàng tử, và có cả những khu nhà sang trọng với những con phố xinh đẹp. Người Pháp thích tinh hoa, nên dĩ nhiên giải Grand Slam danh giá này cũng phải được đặt ở nơi tụ hội nhiều tinh tuý.
Nhưng sự “thích tinh hoa” này của người Pháp đã khiến Roland Garros là giải Grand Slam chật chội nhất trong 4 Grand Slam trong năm. Sân đấu với sức chứa không cao, khoảng cách giữa các sân quá gần, những lối đi nhỏ hẹp, thiế♏u các khoảng sân ngoài trời rộng lớn cho người hâm mộ… Quả là không xứng tầm với Grand Slam đất nện duy nhất trên thế giới.
Không chỉ có vậy, Paris được mệnh danh là Kinh đô ánh sáng bởi ở đây ban đêm lúc nào cũng sáng bừng ánh đèn, thế nhưng, chẳng có bóng đèn nào được chiếu trên các sân đấu ở Roland Garros cả, và vì thế sẽ không có những trậ🌄n đấu kéo dài từ tối đến sáng như ở các giải𓆉 khác.
Những người không may mắn không kiếm được vé vào sân xem tennis cũng chẳng thể thoải mái ngồi ngoài trời uống bia và thưởng thức các trận đấu qua màn hình rộng bởi🃏 “đất chậꦯt, người đông”.
Và thế là người ta nghĩ đến việc 🌠mở rộng cụm sân Roland Garros.
Thay vì dời Roland Garros sang vùng khác như Gonesse, Versailles hay Marne la Vallee, người Pháp chọn cách vẫn giữ Roland Garros ở quận 16 và lấy ♋một phần đất của Bois de Boulogne. Vậy là truyền thống lâu đời vẫn được g๊iữ một cách “bảo thủ”.
Với những người yêu tennis, mở ♌rộng Roland Garros là cách để họ được xem các trận đấu đỉnh cao nhiều hơn, say mê hơn và cuồng nhiệt hơn khi hoà mình vào từng nhịp đập của trái banh nỉ.
Nhưng trước khi kế hoạch mở rộng được bắt đầu (dự kiến năm 2015), những người yêu th🐲ích sự hoài cổ nên đến thăm Roland Garros một lần, bởi nơi đây có những điều đặc biệt mà không giải Grand Slam nào có được.
Chỉ ở nơi đây, với vị trí ngồi sát mặt sân, thiết kế sân hình tròn (sân số 1), bạn mới cảm nhận hết được sự kì diệu của môn tennis khi nghe rõ từng tiếng tick tick giòn và đanh khi bóng chạm mặt vợt, nhìn rõ từng hạt bụi màu son bung dưới gót giầy mỗi khi các tay vợt di chuyển. Chỉ ở nơi đây, bạn mới cảm nhận rõ được chuyển động cơ thể một cách tuyệt vời của các tay vợt. Và chỉ ở nơi đây, bạn mới hiểu thế nào l✱à tình yêu tennis.
Năm 1983, Yannick Noah vô địch Roland Garros. Từ đó✃ đến n༒ay, đây là tay vợt Pháp duy nhất vô địch Roland Garros kể từ Kỉ nguyên mở. Người Pháp giờ đặt hi vọng vào Jo-Wilfried Tsonga, tay vợt nam số 1 Pháp và số 7 Thế giới.
Sẽ thật tuyệt nếu trước khi Roland Garros thay đổi, tôi được ngồi trên sân Philippe Chatrier, ⛎đội chiếc mũ trắng truyền thống của Roland Garros, thưởng thức những chiếc macaron đủ màu của tiệm Ladurée nổi tiếng, tai nghe tiếng hò reo cổ vũ và chứng kiến Jo-Wilfried Tsonga nâng cao cúp vô địch, như một lời cảm ơn đến giải đấu đã có 122 năm tuổi.
Trương Thục Linh