Con cá sấu to lớn sống trên con sông gầ♛n thành phố Palu ở đảo Sulawesi. Những người dân địa phương đặt biệt danh cho nó là "buaya kalung ban", có nghĩa "cá sấu đeo vòngಞ cổ lốp xe". Họ trông thấy con cá sấu lần đầu tiên năm 2016. Từ sau đó, các chuyên gia bảo tồn đã hai lần thất bại trong việc bắt con vật để tháo lốp xe. Những chuyên gia bắt cá sấu bay từ Australia tới Indonesia cũng ra sức đặt bẫy nhưng đều ra về tay trắng.
Hôm 7/2, một người đàn ông 35 tuổi tên Tili bắt thành công con cá sấu bằng một chiếc bẫy tự chế bao gồm dây thuộc buộc vào khúc gỗ với mồi nhử là gà và vịt sống. Tili đã theo dõi con vật suốt 3 tuần trước đó và để vuột mất nó 2 lầ🐎n trước khiꦛ tóm gọn mục tiêu. Hai lần giải cứu đầu tiên của anh thất bại do dây thừng không đủ chắc chắn trước sức nặng của con cá sấu. Cuối cùng, Tilli phải dùng dây thừng nylon chuyên dùng cho tàu kéo.
Sau khi bắt được con cá sấu và kéဣo nó lên bờ, một nhóm cư dân địa phương bao gồm lính cứu hỏa giúp anh cắt lốp xe ra khỏi chiếc cổ đầy vảy của nó. Con cá sấu được thả xuống nước ngay sau cuộc giải cứu.
Chính quyền địa phương từng treo thưởng cho bất cứ ai bắt được con vật và tháo chi꧃ếc lốp xe, nhưng sau đó phải dừng chương trình do lo ngại về an toàn. Nhà chức trách không thiếu trang thiết bị phù hợp để tiến hành cứu hộ trên dòng sông vốn là nơi ở của 30 con cá𝓡 sấu khác. Cơ quan bảo tồn trong vùng cho biết Tili vẫn xứng đáng nhận thưởng bởi kế hoạch táo bạo của anh đã đem lại kết quả.
An Khang (Theo Phys.org/Live Science)