- Văn kiện Đại hội XIII nêu vấn đề đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nội dung này được cụ thể thế nào với ngành giáo dục đào tạo?
- Đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ của các trường đại học. Nói đến khoa học hay đổi mới, sáng tạo không có nghĩa là phải làm ra cái mới khác cái cũ mà là có phương pháp, tư duy, phương thức để đổi mới. Ở bậꦛc đại học, đổi mới trước hết là troಞng hoạt động dạy và học, đổi mới phương thức kết hợp giữa đại học và doanh nghiệp.
Giai đoạn vừa qua, giáo dục đại học có nhiều điểm sáng. Các trường thực hiện tự chủ, nhiều trường xuất hiện trên bảng xếp hạng quốc tế. Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 đại học được xếp vào nhóm 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới, 11 cơ sở giáo dục đại học xếp trong nhóm 500 trường tốt nhất ꦆchâu Á.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng là chất lượng nguồn lao động cung cấp ra thị trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang làm rất mạnh về kiểm định và minh bạ🍬ch về chất lượng. Các trường đại học hiện nay thực hiện theo cơ chế c൲ạnh tranh nên chương trình đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đảm bảo chất lượng.
Trong bối cảnh tự chủ đại học, Bộ sẽ tập trung rà soát, ban hành cơ chế chính sách, tạo môi trường đủ thông thoáng, chặt chẽ cho các cơ sở giáo dục đào tạo hoạt động mang tính cạnh tranh và tăng cường thanh, kiểm tra. Thời gian qua, thanh kiểm tra chưa mꦫạnh nên tới đây phải làm mạnh hơn. Nhưng đợt thanh kiểm tra không phải để siết lại mà thực chất là để qua đó "gỡ khó" cho các trường.
- Những giải pháp cụ thể để quản lý chất lượng đào tạo đại học, cũng là chất lượng nguồn nhân lực là gì?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triꦕển khai chuẩn chương trình, theo đó tất cả chương trình phải đáp ứng chuẩn đầu ra. Chúng tôi đồng thời triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia của đại học với chủ trương 5 năm tới sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số đối với đại học để xây dựng tài nguyên số và phương thức đào tạo trực tuyến kết hợp với trực tiếp.
Hiện nay, có꧂ nhiều trường quảng cáo rất hay nhưng thực tế không hẳn như vậy. Chuyển đổi số sẽ giúp minh bạch hóa điều kiện đảm bảo chất l🐓ượng. Ví dụ hiện nay một trong những điều kiện để mở mã ngành là đội ngũ giảng viên, khi không công bố đầy đủ danh sách giáo viên thì có thể có hiện tượng một người nhưng thuộc danh sách giáo viên của nhiều trường.
Như vậy, những cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là một số trường tư thục không đảm bảo chất lượng, chưa cần thiết có biện pháp hành chính mà chỉ cần công khai thông tin đã không có thí sinh l♉ựa chọn.
Chủ trương của Bộ là cố gắng hạn chế hành chính, tăng cường minh bạch, tạo cơ chế cạnh traℱnh, bảo vệ quyền lợi cho người đi học, bảo vệ cho những cơ sở ♛giáo dục đại học làm tốt, để từ đó sẽ sắp xếp được trật tự của thị trường. Chúng tôi quyết tâm những cơ sở nào kém chất lượng và có biểu hiện gian dối thì trong thẩm quyền và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm.
- Với hàng loạt giải pháp như trên, tới cuối nhiệm kỳ, chất lượng nguồn nhân lực thay đổi như thế nào so với hiện nay?
- Tôi cho rằng giai đoạn tới đây sẽ là thời cơ cho giáo dục Việt Nam cất cánh, với đường hướng rõ ràng, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và chuyển đổi số, đặc biệt là quyết tâm của toànꦉ ngành.
Trước đây, các phòng thí n✱ghiệm truyền thống phải có máy móc, dụng cụ mô phỏng, giáo cụ, nhưng bây giờ có rất nhiều phòng thí nghiệm ảo, mô phỏng, họ𝓰c sinh và giáo viên đều rất hứng thú.
Như vậy, với quá trình áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số mạnh, tài nguyên số được chia sẻ, chất lượng giáo dục sẽ tăng lên. Dù cần tính toán mới định lượng được mức độ thay đổi𒈔, tôi có niềm tin là sẽ có sự chuyển động mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới đâಌy.
- Ông nghĩ sao trước đánh giá Bộ dường như đang nghiêng về đào tạo nhiều hơn giáo dục?
- Giáo dục và đào tạo rất rộng, có liên quan đến mọi người, mọi ♏nhà. Không chỉ nước ta mà nước khác cũng vậy, 🍸kỳ vọng của người học và gia đình bao giờ cũng lớn, trong khi điều kiện thực hiện thì ở mức độ.
Việt Nam mức thu nhập trung bình còn thấp, nhưng c🐼húng ta vẫn thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, để tiến nhanh, hướng tới nền giáo dục tiên tiến. Chúng ta có truyền thống khoa bảng, có kiến thức, nhưng vấn đề giáo dục kỹ năng, ứng xử, thể chất để đảm bảo toàn diện còn hạn chế. Nên ý nói rằng chúng ta thiên nhiều về đà♉o tạo mà chưa nhiều về giáo dục là có cơ sở.
Tuy nhiên, phải nghĩ mộ💙t cách công bằng, đối với giáo dục phổ👍 thông, chúng ta tập trung nhiều vì hướng tới sự toàn diện; một số điểm cần cải thiện thì sẽ tăng cường.
Riêng với đại học, đó là nghề, phải chuyêꦆn sâu. Muốn chuyên sâu được thì phải đào tạo. Dù vậy, sinh viên đại học cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bởi vậy công tác học sinh, sinh viên cần tạo môi trường cho các em học kỹ năng, nhất là những kỹ năng tiếp cận môi trường doanh nghiệp, việc làm.
Vừa qua, ngành Giáo dục thực hiện Đề án 1665, đề án của Thủ tướng về khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên; qua 3 năm kết quả rất tốt. Tốt ở đây không hẳn là mỗ✨i năm có khoảng 500-600 đề án, ý tưởng sáng tạo, mà quan trọng là tạo ra một môi trường để các em trải nghiệm và chia sẻ kinh♓ nghiệm. Đào tạo phải được hiểu theo không chỉ có kiến thức nghề nghiệp mà còn là ứng xử và rất nhiều kỹ năng nghề nghiệp.
Tới đây, chúng tôi tiếp tục p♕hát huy những cái được và đã nhìn nhận ra những cái tạm gọi là "trũng", là yếu để tiếp tục có chính sách tốt hơn. Cũng có những hạn chế không cần dùng nguồn lực mà chỉ cần mạnh dạn đổi mới cơ chế quản lý, quản trị nhà trường nhằm giải phóng nguồn lực của các trường và xã hội.
Tôi tin rằng, 5 năm tới giáo dục đại học của chúng ta sẽ có nhiều chuyển biến mạnh, còn giáo dục phổ thông cố gắng ổn định và từng bước đi theo hướng toàn🔥 diện.