Nguồn gốc của dòng nước màu đỏ máu chảy từ sông băng Taylor ở phía đông Nam Cực khiến các nhà thám hiểm băn khoăn từ khi được phát hiện lần đầu tiên năm 1911. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Đại học Alaska Fairbanks và Colorado, Mỹ, cho biết họ đã tìm ra câu trả lời và công bố kết quả hôm 24/4 trên tạp chí Glaciology.
Được phát hiện bởi nhà địa chất học người Australia Griffith🐠 Taylor, Thác Máu là một trong những đặc trưng kỳ thú nhất trên lục địa băng. Đổ xuống từ dải sông băng dài 54 km, sự tương phản giữa màu trắng xanh của băng và màu đỏ máu của nước khiến ngọn thác trông như một con quái vật bị phong ấn trong băng.
Trên thực tế, màu đỏ ối là do nước mặn ở thác bị nhuộm bởi các khoáng chất chứa sắt. Khi nước đổ xuống mặt băng theo định kỳ và tiếp xúc 🍌với không khí, sắt chuyển thành oxit sắt, tạo nên sắc đỏ sậm. Vấn đề khiến các nhà ♏khoa học quan tâm là nước mặn giàu sắt của thác đến từ đâu.
Để tìm hiểu, nhóm nghi🌼ên cứu do nhà băng hà học Erin Pettit ở Đại học Alaska Fairbanks đứng đầu, tiến hành khảo sát sông băng Taylor bằng radar. Do nước mặn hiển thị trên radar khác với băng hình thành từ nước ngọt, sự tương phản khiến công tác khảo sát địa vật lý trở nên tương đối dễ dàng.
Trong cuộc khảo sát, một nhóm nghiên cứu mang theo máy phát bay trên sông băng theo hình bàn cờ trong khi nhóm thứ hai bay theo sau với ăng-ten thu tín hiệu. Khi tín hiệu xuất hiện từ bề mặt bên dưới, một✨ tấm bản đồ chính xác dần dần thành hình.
Các nhà khoa học nhận thấy n❀ước mặn có nguồn gốc từ một lớp trầm tích bị mắc kẹt suốt một triệu năm bên trong lớp băng. Điều khiến học bất ngờ hơn là nước muối thực sự chảy ra từ băng ở nhiệt độ dưới 0 độ C của vùng cực thay vì đông cứng. Đó là do băng tạo từ nước ngọt làm ấm nước muối.
"Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng༒ nước giải phóng nhiệt khi đóng băng, và lượng nhiệt đó làm ấm lớp băng lạnh hơn ở xung quanh. Sông băng Taylor hiện là sông băng lạnh nhất 🌳từng được biết đến có nước chảy liên tục", Pettit nói.
Phương Hoa