Lễ trao giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội diễn ra sáng 10/10 tại Thư viện Hà Nội. Nhà văn Đỗ Phấn, nhà 🍨thơ Trần Nhật Lam, nhà nghiên cứu Trương Tửu, dịch giả Nham Hoa và nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương là những người được tôn vinh.
Lấy chất lượng tác phẩm làm tiêu chí xét giải và không bị chi phối bởi bất cứ tác động nào, Hội đồng giám khảo đã chọn ra những tác phẩm xứng đá🌺ng để vinh danh.
Năm nay, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội trao cho hai tác giả trẻ có nhiều đóng góp cho văn chương. Đoàn Ánh Dương được vinh danh với cuốn Không gian văn học đương đại. Tác phẩm tập hợp những bài viết trong 5 năm làm nghề của Đoàn Ánh Dương, nghĩa là có những bài được viết khi tác giả mới 25 tuổi. Nhưng các tác phẩm cho thấy tác giả là một nhà phê bình được đào tạo bài bản, có hướng nghiên cứu rõ ràng về văn học đương đạiꩲ. Anh tiếp thu những kiến thức phê bình mới của thế giới để phân tích đời sống văn học Việt Nam. Những bài viết của Đoàn Ánh Dương về các cây bút, tác phẩm nổi bật văn học thời gian qua dưới cách nhìn mới và khác đã tạo hứng khởi cho phê bình văn học.
Dịch giả Nham Hoa (sinh năm 1982) được vinh danh ở hạng mục tác giả trẻ với cuốn Những đứa con của nửa đêm. Tác phẩm của Salman Rushdie vốn khó từ cấu trúc nghệ thuật đến nội dung với các vấn đề lịch sử, văn hóa, sắc tộc Ấn Độ đa dạng. Hội đồng xét giải đánh giá: "Đọc Những đứa con của nửa đêm, thấy rất phục khả năng dịch giả 'sai khiến' và sử dụng tiếng Việt. Phải nói đây là một công trình dịch thuật có chất lượng nghệ thuật cao. Nhờ công sức của Nham Hoa mà độc giả Việt được cầm trong tꦅay một tác phẩm đồ sộ như chính nó, huyễn hoặc như chính nó, với một người dẫn chuyện như lơ đãng, một lượng từ vựng khổng lồ và vô vàn tham chiếu tới lịch sử cũng như thần thoại của một đất nước thịnh vượng bậc nhất về văn hóa như Ấn Độ". Nham Hoa có thể nói là đại diện cho một thế hệ dịch giả mới, giỏi ngoại ngữ, giàu tiếng Việt, biết cách chọn sách dịch cần cho văn học nước nhà và biết cách dịch để có bản dịch hay.
Cả hai tác giả trẻ đều tỏ ra khiêm tốn khi nhận được giải thưởng. Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương nói: "Tôi rất cảm ơn Hội Nhà văn Hà Nội đã trao cho tôi giải thưởng này. Năm qua, có những tác phẩm phê bình văn học lớn hơn của tôi, như cuốn Thơ như là mỹ học của cái khác của Đỗ Lai Thúy, hay cuốn Nhà văn như Thị Nở của Phạm Xuân Nguyên. Cách trao giải của Hội là một cách hướng đến đối tượng tương lai của văn học. Nó thể hiện sự chấp nhận đối với những cái mới của văn học tương lai. Tôi xin dành giải thưởng này tới thế hệ của chúng💮 tôi".
Dịch giả Nham Hoa hiện ở Đức nên không thể về nước tham dự lễ trao giải, và nhờ ông Vũ Hoàng Giang (đại diện đơn vị xuất bản cuốn Những đứa con của nửa đêm) đọc lời đáp từ. Nham Hoa viết ngắn gọn, đại ý năm 1982 Những đứa con của nửa đêm giành giải Booker khi Salman Rushdie 34 tuổi. Còn giờ đây bản dịch tiếng Việt được trao giải khi Nham Hoa 31 t🌼uổi, như vậy anh được trao giải sớm hơn tác giả những hai tuổi. Cách nói hài hước của Nham Hoa cho thấy giải thưởng của Hội đã mạnh dạn tìm ra và vinh danh những yếu tố mới.
Bên cạnh hai gương mặt trẻ, Giải thưởng còn pℱhát hiện những tác giả, tác phẩm xuất sắc ♛xuất bản trong khung thời gian từ 1/7/2013 tới 30/6/2014.
Tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa của Đỗ Phấn giành giải ở hạng mục Văn xuôi. Nhà văn Đỗ Phấn vốn là một họa sĩ. Từ cầm cọ sang cầm bút, Đỗ Phấn có sức sáng tạo với con chữ đáng kinh ngạc. Ông liên tiếp ra mắt những tiểu thuyết, tập tản văn, truyện ngắn có chủ đề về Hà Nội. Dằng dặc triền sông mưa là hoài niệm về Hà Nội một thời với nhân vật chính là cậu bé An đi sơ tán về vùng nông thôn, mang theo nỗi nhớ phố. Nhân vật chính là hiện thân của Đỗ Phấn đi từ ngả phố về ngả làng, dọc theo những triền sông, để rồi sông thành một ám ảnh của một người luôn khắc khoải với phố trong sông. Dằng dặc triền sông mưa vào giải như một nhắc nh🙈ở nhẹ nhàng mà thấm thía về tuổi thơ không chỉ của người mà còn cꦰủa phố.
Nếu như Đỗ Phấn được biết đến với những tác phẩm chỉ viết về Hà Nội, thì Mỗi ngày sau một ngày của Trần Nhật Lam lại ghi dấu chân ông trên khắp miền tổ quốc. Thơ Trần Nhật Lam bình dị, lặng lẽ, những bài thơ và những câu thơ nói về những điều giản dị. Cái mới ở thơ ông không phải ở 🍬câu chữ, mà tại cảm xúc, cách nghĩ: "Cỏ đơn giản thật không?/ Cứ tạm coi trái tim như quả trứng/ Được treo ổ dưới mặt trời/ Lót vào đó nồng nàn hơi thở ấm/ Đến nỗi cả nhành kia lạnh héo/ Cũng nở cho ta những đ🥂óa cười".
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội - nói Giải "Thành tựu trọn đời" rất vinh dự được trao cho Giáo sư Trương Tửu. Trong hơn 80 năm tại thế, Trương Tửu có hơn nửa đời người cống hiến hết mình cho văn chương, khoa học. Sự nghiệp của ông bao gồm những sáng tác hư cấu trong truyện ngắn, tiểu thuyết, đến những nghiên cứu về văn chương, văn hóa, giáo dục bao hàm nhiều lĩnh vực, đề tài. Bộ ba tuyển tập (Tuyển tập văn xuôi, Tuyển tập nghiên cứu phê bình, Tuyển tập nghiên cứu văn hóa) của Trưꦇơng Tửu khẳng định n🐎hững đóng góp của ông cho đời sống tư tưởng, học thuật nước nhà.
Bên cạnh trao các giải thưởng, Hội Nhà văn Hà Nội cũng tìm ra ba tác phẩm đề cử cho Giải thưởng Văn học nghệ thuật thủ đô (xét giải vào 12/2004), gồm: Cửa hiệu giặt là (Đỗ Bích Thúy), Mùi chữ (tập phê bình văn học của Nguyễn Hoài Nam) và Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo (tập phê bình của Phạm Khải).
Lam Thu