Có một lần tôi về Việt Nam thăm các bạn làm chung nghề thợ hồ với tôi khi trước, t🌸ôi thấy họ 5 người tụm lại dùng cái "càng cua" để bẻ một thanh sắt phi 24, thấy vậy tôi tìm một cái ống nước gần đó nối dài với cái "càng c🍃ua" và chỉ cần hai người dể dàng bẻ thanh sắt đó và bạn bè đều khen tôi "thông minh".
Chúng ta đều học nguyên lý đòn bẩy đã lâu nhưng tại sao khi còn làm thợ hồ tôi không nghĩ ra? Bꦅởi vì lúc đó tôi chưa đủ "thông minh" để áp dụng nó.
Các bạn có suy nghĩ rằng học toán cao để làm gì, vì thực tế ra trường cũng không có áp dụng. 🌞Nếu các bạn có suy nghĩ vậy thì không chỉ môn toán mà còn các môn học khác như Sinh, Lý, Hoá, Văn... đều không bổ ích gì cả. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở Việt Na💦m mà nó cũng xảy ra những nước phát triển như Mỹ.
Bản thân tôi tốt nghiệp thạc sĩ ngành IT bên Mỹ nhưng♐ các môn học Toán, Lý và nhiều môn học khác tôi cũng không có áp dụng nhiều trong thực tế, thậm chí phép tính cộng trừ, nhân và chia cũng toàn sử dụng máy tính. Vậy nếu đã có máy tính rồi thì t🌠ội tình gì chúng ta phải học toán làm gì?
>> 'Học sinh Việt phí hoài 12 năm phổ thông vì phải giải toán quá nhiều'
Đầu tiên chúng ta phải biết rằng xã hội phát triển là nhờ dựa vào những phát minh khoa học, và những phát mình này đều được các nh🐽à khoa học và bác học nghiên cứu và phát triển, muốn trở thành nhà khoa học và bác học thì trình độ toán học không thể chỉ biết cộng trừ. Và tất nhiên chỉ cần một phát minh của họ sẽ giúp cho xã hội nhiều hơn hàng triệu anh nông dân chỉ biết cộng trừ. Chúng ta không thể nhìn vào một đứa trẻ thì biết chắc 100% sẽ trở thành nhà bác học. Để trở thành một nhà bác học, họ đều trải qua học phổ thông, sau đó lên đại học, rồi tiếp tục học và nghiên cứu lên cao tiếp.
Và trong quá trình đó thì số học sinh sẽ rơi rụng từ từ và cuối cùng còn lại một số. Và trong quá trình ♔tìm kiếm các nhà bác học thì các thành phần rơi rụng lại sẽ trở thành kỹ sư, nhân viên kế toán, công nhân lao động... Nếu tôi đưa một cái máy tính cho chị bán rau thì họ chỉ biết bấm cộng, trừ. Nhưng nếu máy tính này rơi vào tay một cô kế toán thì họ sẽ dung nhiều chức năng nhân, chia, phần trăm. Và nếu một anh học IT thì chức năng hexadecimal được áp dung triệt để.
>> Người Việt giỏi Toán có làm ra được máy bay, xe hơi, tên lửa?
Vậy thì bạn không thể suy nghĩ rằng công việc của bạn là bán rau ngoài chợ rồi có suy nghĩ chỉ biết cộng trừ là đủ. Tất nhiên khi chúng ta còn nhỏ thì không biết sau này chúng ta sẽ đi bán rau hay là môt cô kế toán, vì thế chúng ta phải học hết các thể loại toán. Các công ty họ mướn một anh kỹ sư bởi vì anh ta có đủ kiến thức để làm việc, chứ không phải họ mướn môt anh chỉ biết cộng trừ rồi mới đào tạo ra môt anh kỹ sư học lên cao thì các bạn sẽ thông minh hơn và nó giúp các bạn giải quyết tốt vấn đề hằng ngày mà các bạn nghĩ nó thật là đơn giꦫản.
Bạn có thể mới sinh ra đã là người khôn lanh, nhưng để trở thành người thông minh thì nhất định bạn phải học, học càng cao bạn càng thông minh hơn. Và các bạn cũng đừng lầm lẫn giữa khôn và thông minh. Ở trường đại học tôi theo học có một tấm bảng ghi câu nói mà tôi rất thích: "Sho🍎ot for the moon. Even if you miss it you will land among the stars". (Tạm dịch: Hãy bay lên mặt trăng, bởi nếu thất bại thì chúng ta vẫn được hạ cánh giữa các vì sao)
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.