Bí mật vườn Lệ Chi là câu chuyện chứa nhiều uẩn khuất của lòng người, thời cuộc trong triều đình nhà Lê. Một mặt nào đó, nó là bản hùng ca về số phận Nguyễn Trãi, người anh hùng trung quân ái quốc. Câu chuyện được viết gọn gàng, đẹp đẽ, dẫn người xem đến sự phiêu diêu của nghệ thuật, giữa những điều có thật: đó là những đoạn trường gian khó giữa lòng người hiểm độc, mưu gian kế xảo..., là tình yêu lớn với non sông bị bóp nghẹn và dâng trào giữa một triều đình nghịch loạn. Và có lẽ, đọng lại nhất là tình cảm nồng nàn g꧅iữa "tùng" và "phong lan" (Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ), hai con 🌜người vừa mang nghĩa vợ chồng vừa là tri âm tri kỷ. Họ dốc lòng vì non sông để nhận về cuộc chia lìa âm dương trong ngục tối.
Cảnh trong "Bí mật vườn Lệ Chi". Ảnh: Đ.D. |
Bí mật vườn Lệ Chi không còn là "bí mật" với những ngườ꧅i yêu mến kịch Idecaf. Nಞó đã đi đến hơn 70 suất diễn từ ngày đầu ra mắt (năm 2000), đã trở thành thương hiệu, nhưng với đạo diễn và diễn viên, nó vẫn là "bí mật" - theo nghĩa "háo hức, chờ đợi" - trong ngày ra mắt lại.
Phúc khảo lúc 10h30, hậu trường của sân khấu Idecaf từ 9h đã chộn rộn tiếng người, vừa có tiếng cười thoải mái, quen thuộc của nghệ sĩ, vừa phảng phất sự căng thẳng. Mỗi người một tâm trạng chờ đến "phút G" sau hơn 5 năm. Thành Lộc, Hữu Châu, Thanh Thủy thao tác rành mạch theo nét Tạ Thanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Anh. Mỹ Duyên lo lắng vì đôi giày mang trước đây đã không còn vừa, Đại Nghĩa, Hương Giang, Hồng Ánh... rà từng chi tiết trên gương mặt, rồi tranh thủ ghi lại hình ảnh của mình bằng máy ảnh khi lần đầu xuất hiện ở "Lệ Chi viên"... Trong số họ, những diễn viên của Bí mật vườn Lệ Chi, có người đã dốc lòng sống chết cho vở diễn, người từng đóng vai rất phụ, lại có người lúc vở ra đời đang ngồi ở hàng ghế khán giả với lòng khát khao được diễn. Nhưng giờ đây, họ giống nhau ở nỗi mong ch🅷ờ được hòa mình vào không gian của vở diễn mang nhiều dấu ấn với kịch nói phía Nam.
Lâu lắm, trong hậu trường của sân khấu kịch Idecaf mới có tiếng nhắc "anh em tắt hết điện thoại di động, vở này, chỉ cần một tiến🌌g nhỏ cũng có thể nghe được ở ngoài sân khấu, làm diễn mất tập trung". Tất cả vui nhưng cũng trang nghiêm như không khí trong một đoàn tuồng cổ trước giờ diễn.
Đây là vở đầu tiên Thành Lộc thể hiện sự bứt phá trong vai trò đạo diễn, sau Lôi vũ, Tin ở hoa hồng, Trắng xanh vàng đỏ. Với anh, "Lệ Chi Viên" mang nhiều kỷ niệm đầu tiên. Bắt tay vào thực hiện vở này, anh mới "nhúng mình" vào lĩnh vực nghệ thuật cổ mà gia đình mình vốn đã rất nổi tiếng (NSND Thành Tôn, Bạch Mai) kể từ khi lên đạo diễn. Cũng là lần đầu tiên, năm 2000, giữa không khí hài kịch lấn sân, Thành Lộc đi tiên phong quay lại với kịch có đề tài lịch sử. Những người được xem "Lệ Chi viên" cũng lần đầu chứng kiến một vở kịch có thiết kế trang phục theo một phong cách nhất quán, có nhạc không lời đậm đà, công phu được soạn riêng theo nội dung vở diễn.
Hữu Châu có lần nói, một trong những vai anh tâm đắc nhất trong sự nghiệp của mình là Nguyễn Trãi của Bí mật vườn Lệ Chi. Ở đó, anh được bước ra sân khấu bằng một uy thế khác - của một con người ở thời đại khác - nước mắt, nụ cười cũng rất khác với những nhân vật gây cười mà khán giả quen chờ đợi mình. "Ông Thừa chỉ" đạo mạo, uy nghiêm và sâu nặng nghĩa tình hớp hồn khán giả không chỉ bởi khả năng hóa thân xuất sắc của Hữu Châu mà còn bởi cái tình sâ🌳u nặng của anh dành cho nhân vật này.
Nghệ sĩ Hữu Châu trong hậu trường sân khấu Idecaf. Ảnh: Đ.D. |
Anh đã rất "căng" trong ngày ra mắt trở lại vở diễn. Cái nhăn trên gương mặt Hữu Châu không chỉ là diễn xuất cho tâm trạng của Nguyễn Trãi mà còn vì phải gánh chịu cái đau của máng đeo râu cấn vào cạnh hàm, là sự tập trung tuyệt đối từng lời thoại đầy ý tứ của nhân vật lịch sử. Xem, thấy nhân vật "căng" chứ khó biết Hữu Châu đang "căng" vì cái thần thái tự nhiên mà anh mang lạiℱ.
Thần phi Nguyễn Thị Anh là một trong số những vai diễn thành công nhất của Thanh Thủy tại sân khấu Idecaf. Đi vào vai diễn này, chị phải mang tâm thế của một người phụ nữ nhiều tính cách, tâm trạng, một mảnh đất màu mỡ nhưng cũng đầy khó khăn. Hay nhất phải kể đến cảnh độc thoại của bà "Thái hậu nhiếp chính" khi mơ thấy thái tử Ban Cơ bị hóa thành rắn. Cảnh diễn độc thoại đầy tiếng cười và nước mắt, nỗi hoảng sợ, lo lắng, niềm đau..., Thanh Thủy đã làm khán giả nổi da gà. Và lần nào cũng vậy, vào đến hậu trường, chị vẫn còn nước mắt lưng tròng, ngồi thở dốc vì trường đoạn quá dài ngoài sân khấu. Hơn 20 năm trong nghề, ngày ra mắt lại Bí mật vườn Lệ Chi cũng là một lần Thanh Thủy mang tâm trạng "sướng" khi lại được khóc cười với vai diễ♑n.
Thanh Thủy trong vai thần phi Nguyễn Thị Anh. Ảnh: Đ.D. |
Vui nhưng áp lực hơn cả có lẽ là Hồng Ánh khi được giao vai Nguyễn Thị Lộ, vai diễn đã ghi dấu son với với diễn xuất điêu luyện và giọng nói có một không hai của Tú Trinh. Chị thật lòng nói: "Khi đọc kịch bản, nhiều lần đã khóc khi đọc thoại cảnh vợ chồng Nguyễn Trãi chia tay trong ngục". Ánh đem thế mạnh, cảm xúc chân thật đó lên sân khấu. "Bà học sĩ" của Hồng Ánh mang nét đoan trang, duyên dáng của 🍌một người trẻ tuổi và chứa cả sự uy nghiêm của một phu nhân bên cạn🌳h Nguyễn Trãi. Chị làm xao động lòng người xem không bằng sự sắc sảo nhưng bằng cái chân thành nhẹ nhàng và thế mạnh "diễn vừa phải, tự nhiên".
Vở diễn ra mắ𝄹t trở lại bằng tiết tấu cô đọng hơn, trong cách nhìn mềm mại về những nhân vật lịch sử. Không gian nghệ thuật hoành tráng, nghiêm túc với những con người mẫn cán, tài năng đã cộng hưởng làm nên một tác phẩm xứng đáng là niềm tự hào của kịch nói TP HCM. Nhưng có lẽ trước hết, vở diễn làm được một thiên chức: mang khán giả lại với chính kịch - thể loại từng bị coi là "ngán" ở kịch nói phía Nam.
Đỗ Duy