Thời gian qua, Bolero không chỉ đang thịnh hành ở Sài Gòn - cái nôi của dòng nhạc xưa - mà còn "đổ bộ" ra đất Bắc, nhất là ở Hà Nội. Từ đầu năm tới nay, ở thủ đô, có gần chục show Bolero của Lệ Quyên, Chế Linh, Ngọc Sơn... Đàm Vĩnh Hưng cũng sắp mang đêm Sài Gòn Bolero & Hưng ra Hà Nội.
Sự nở rộ của Bolero gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Đỉnh điểm là mới đây, Tùng Dương phát biểu: "Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối Bolero là một sự thụt lùi". Theo nam ca sĩ, Bolero (hay nhạc vàng, nhạc sến) chỉ mang tính hoài niệm, không thúc đẩy sự phát triển của nền âmꩲ nhạc nước nhà. Giọng ca Con cò cho rằng nhiệm vụ của nghệ sꦚĩ đích thực ༒là phải "cày xới những mảnh đất mới", không thể rủ nhau chuyển sang hát Bolero chỉ để đắt show, kiếm tiền.
Nhận định của Tùng Dương phần nào phác lạ🌊i bối cảnh𒉰 "cơn sốt" thể loại nhạc này thời gian qua. Hàng loạt ca sĩ hải ngoại về nước hoạt động và chọn dòng trữ tình để biểu diễn. Nhiều ca khúc Bolero của nhạc sĩ Lam Phương, Châu Kỳ, Hồ Đình Phương... được cấp phép phổ biến, thêm lựa chọn cho ca sĩ trình diễn. Bên cạnh những giọng ca lâu năm gắn với dòng nhạc này, nhiều ca sĩ của dòng nhạc trẻ như Cẩm Ly, Phương Thanh, Quốc Thiên, Phương Vy, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm... cũng thử sức với Boler💖o.
Hồi tháng 8, khi khởi động dự án "100 năm âm nhạc Việt Nam" ở Hà Nội, ban tổ chức chọn dòng nhạc La🐎m Phương mở đầu. Khi được hỏi lý do ꦕchọn tác giả dòng nhạc Bolero, chủ nhiệm sản xuất - một trong những đơn vị tổ chức lớn tại thủ đô - trả lời: "Chúng tôi chọn để đảm bảo việc bán vé được tốt nhất".
* Chế Linh hát "Thành phố buồn"
Sản phẩm âm nhạc, các chương trình về Bolero nở rộ trên truyền hình như Solo cùng Bolero, Thần tượng Bolero, Khán giả cùng Bolero, Tình Bolero, Người hát tình ca, Kịch cùng Bolero... Ban tổ chức Solo cùng Bolero từng tuyên bố trong năm 2016, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đã tăng tới mức kỷ lục là 24.000 người, cao gấp ba lần so với mùa đầu tiên và 20% so v⛎ới mùa thứ hai. Trong các gameshow về âm nhạc khác, nhiều thí sinh cũng lựa chọn tác phẩm Bolero làm bài thi.
Nhạc sĩ Vinh Sử nhận định sức hấp dẫn của Bolero là quy luật tất yếu. "Dòng nhạc này có ca từ thân thuộc𝄹, giai điệu dễ ngấm. Cái gì hay sẽ tiếp tౠục được đón nhận và phát huy, cái nào tệ sẽ bị chối bỏ, đào thải", ông nói.
Ông Trương Ngọc Ninh - Chủ tịch Hội nhạc sĩ Hà Nội - cho biết nhạc Bolero, gọi chính xác là nhạc trữ tình hoặc nhạc vàng, có từ thời tiền chiến, gắn bó với nhiều kỷ niệm của người dân hai miền, nhất là với khán giả lớn tuổi. Trong khi Bolero từng cực thịnh ở miền Nam, ở miền Bắc🅘, do tình hình lịch sử, ngay cả khi bị giới hạn, những ca khúc này vẫn len lỏi vào đời sống của người dân.
"Chúng được yêu thích là bởi những tác phẩm có thanh âm buồn, đồng điệu với một phần cảm xúc của con người thời trước. Nhưng sức sống của chúng kéo dài đến hôm nay không chỉ bởi mang tính hoài niệm. Hiện tại, đất n🅺ước, cuộc sống cũng có nhiều vấn đề khiến con người trở nên căng thẳng. Khán giả phải tìm đến các tác phẩm Bolero để xoa dịu tâm hồn. Các ca khúc Bolero với nội dung, giai điệu gần gũi, không quá mất công để tìm hiểu ý tứ, lại mang tính đại chúng cao là sự lựa chọn phù hợp", ông nói.
Theo chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội Bolero tồn tại song song với các dòng nhạc khác, không loại trừ lẫn nhau. Tuy vậy, nhạc sĩ phần nào chia sẻ với cách nhìn của Tùng Dương về sự sáng tạo trong âm nhạc. Theo ông, một nền âm nhạc muốn tiến lên phía trước, đầu tiênℱ phải có những tác phẩm mới, tiếp đó người biểu diễn phải phát triển về phong cách, lối hát... Trong khi đó, các sáng tác Bolero mới gần như không có. Về người biểu diễn, hầu hết họ chưa thoát ra được phong cách của các bậc đàn anh, đàn chị đi trước.
Nhạc sĩ Quốc Trung cũng từng nhận định việc Bolero lấn át các dòng nhạc mới là điều nguy hiểm, biểu hiện của sự bế tắc, lười biếng, chộp giật của tầng lớp nghệ sĩ khi chạy theo xu hướng đám đông thay vì dẫn dắt, ꦚchinh phục khán giả bằng những cái mới theo thời gian. Anh gọi đó là "sự lệch lạc đáng buồn". Nhạc sĩ cho biết sự thịnh vượng trở lại của Bolero là minh chứng cho khoảng cách thế hệ đang ngày một lớn.
Hồ Hoài Anh - giám đốc âm nhạc của chương trình Giọng hát Việt - tuyên bố trong cuộc họp báo đầu năm nay: "Tôi sẽ loại không chọn các thí sinh há🌳t nhạc Bolero trong vòng sơ tuyển. Nếu hát hay Bolero, xin mời sang cuộc thi khác". Anh cho rằng hầu hết ♕thí sinh theo đuổi Bolero khó bứt phá được bản thân bởi họ chỉ quen thuộc được với nhịp nhạc này (nhịp 6/8).
* Mỹ Tâm hát "Chỉ hai đứa mình thôi nhé"
Ngược lại, nhạc sĩ Vinh Sử không đồng tình ý kiến cho rằng tình trạng bùng nổ của Bolero khiến nền âm nhạc dần trở nên thụ động, thi🉐ếu sáng tạo, làm thụt lùi tình hình phát triển chung của âm nhạc nước nhà. "Mỗi thể loại🤪 nhạc đều có giá trị, chỗ đứng riêng. Cái gì hay sẽ tiếp tục được đón nhận và phát huy, cái nào tệ thì sẽ bị chối bỏ và đào thải, đó là quy luật tất yếu. Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ Bolero như Chế Linh, Giao Linh... nhưng không phải ai cũng hát thành công thể loại này", ông chia sẻ.
Giải quyết bài toán để ꧅Bolero phát triể꧂n trong bầu không khí âm nhạc lành mạnh, ca sĩ Hồng Hạnh khẳng định mỗi ca sĩ phải hiểu mình có hợp với dòng nhạc này hay không để từ đó xác định con đường gắn bó hợp lý cùng niềm đam mê, sáng tạo, thay vì rập khuôn mãi theoꦅ lối cũ, hoặc phá hỏng những giá trị lâu bền của Bolero. "Đa số ca sĩ hiện tại tham gia Bolero như một cuộc chơi, không hướng theo mục tiêu lâu dài. Tôi rất thích nghe Bolero, nhưng nếu ca sĩ hiệ♉n nay chỉ có chừng đó chiêu trò dàn dựng, 'nhai đi nhai lại' một số bài thì việc dòng nhạc này dần thoái trào là điều khó tránh khỏi", chị nhận xét.
Hồng Hạnh cho rằng các nhà sản xuất có vai trò quan trọng trong việc đị🧔nh hướng thị hiếu khán giả thay vì chạy theo lợ🦩i nhuận.
Tam Kỳ - Đức Trí