- Những ngày ở nhà, chị làm gì để vơi nỗi nhớ sân khấu?
- 5 tháng ở nhà là quãng thời gian tôi xa sân khấu dài nhất từ khi bắt đầu sự nghiệp đến nay. Lúc sinh bé đầu lòng, tôi cũng không nghỉ hát lâu đến vậy. Tôi thèm cảm giác cầm mic đứng giữa khán phòng, thèm tiếng vỗ tay từ khán giả. Thời gian ở nhà tránh dịch, gia đình tôi thực hiện chuỗi dự án Mùa Sài Gòn buồn, gồm những ca khúc tri ân thành phố chúng tôi đang sống. Các MV quay dạng "cây nhà lá vườn" thôi, ê-kíp cũng chỉ có ba người: tôi chủ yếu lo phần hát, anh Khắc Triệu làm nhạc và con gái CeCe phụ trách khâu quay phim, biên tập, dàn dꦇựng hìꦉnh ảnh.
Các ca khúc đều là những cung bậc cảm xúc của gia đình tôi, từ Im lặng thở dài (Trịnh Công Sơn) - những ngày đầu chứng kiến thành phố bùng dịch đến Sài Gòn tôi sẽ (Thái Dương) - hát về niềm tin một ngày cuộc sống trở lại như xưa. Có nh🥂ững bài dù đã cũ, khi thu, tôi vẫn thấy lòng mình nghẹn đi với bao tâm trạng chất chứa. Hát là cách khiến tôi vơi bớt những u uất trong người. Thời gian qua, nếu không có âm nhạc, tôi khó thể xoa dịu vết thương lòn🌱g khi chứng kiến những nỗi mất mát vì đại dịch.
- Tâm trạng của chị ra sao những ngày ấy?
- Nhiều ngày liền, tôi mất ngủ khi nghe tin những người th♒ân, đồng nghiệp lần lượt ra đi thầm lặng. Nhắm mắt lại, những hình ảnh đau thương, mất mát hiện lên trong tâm trí. Điều tôi đau đáu nhất là không thể thắp nén hương tiễn biệt người đã khuất, chỉ có thể nhắn tin chia buồn và tưởng niệm họ ở nhà. Một tháng trước, mẹ của một người em - vốn rất thân với tôi sau nhiều lần đi làm thiện nguyện chung - qua đờ🦋i vì Covid-19, tình trạng diễn tiến quá nhanh. Nhận được tin báo, tôi nặng trĩu người, cảm thấy bất lực. Nỗi buồn ấy đến nay vẫn ám ảnh tôi.
Khi hát Im lặng thở dài, tôi cảm nhận sâu hơn hết lẽ vô thường ở đời: "Im lặng dòng sông tôi đã lắng nghe/ Im lặng ngọn đồi tôi đã lắng nghe/ Im lặng thở dài tôi đã lắng nghe.../ Sau cơn bão qua im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay...". Hiện, tôi chưa lấy lại được giấc ngủ n𒁏hư trước, cả đêm trằn trọc tới bốn, năm giờ sáng mới thiếp đi.
- Gia đình quan tâm ra sao để chị vượt qua vấn đề tâm lý?
- Thấy tôi mất ngủ, chồng và con gái rất lo, sợ chứng cao huyết áp của tôi lại tái phát. Mỗi lần thấy tô♉i buồn phiền, anh Triệu bảo con gái tắt tivi, điện thoại, lo tinh thần tôi sẽ sa sút. Thời gian này, anh chăm sóc vợ tỉ mỉ hơn vì tôi vốn d🅘ễ sinh bệnh. Một số người thân của tôi ở nước ngoài cũng biết chuyện, sợ tôi tính hay lo, dễ sinh trầm cảm nên gọi về, dặn bớt đọc tin tức tiêu cực, đừng dùng mạng xã hội nhiều.
- Hơn 35 năm gắn bó, chị cảm nhận tình yêu chồng dành cho mình ra sao?
- Chúng tôi quen nhau từ thời đi diễn chung ở Nga cuối thập niên 1980. Ngày mới yêu, anh vốn không quen săn đón, tán tỉnh, tính lại hơi "ba gai", khó chịu. Thế mà tôi lại "chịu" anh bởi sự mộc mạc, chân thành. Về chung một nhà, có hai mặt con, không hiếm lần chúng tôi cãi vã vì tự ái cao. Có đợt, cả hai không nhìn mặt nhau đến hai tháng, lý do vặt vãnh đến mức giờ tôi không còn nhớ. Đi hát trên sân khấu, cả hai vẫn diễn cảnh tình tứ say đắm, về nhà mỗi người 🎉ở một góc (cười). Tuy vậy, anh luôn là người bắt chuyện, làm hòa đầu tiên.
35 năm qua, anh vẫn thế: Xông xáo, sôi nổi, luôn là chỗ dựa mỗi lần gặp chuyện buồn. Ở cạnh chồng, tôi không cần gồng mình để tỏ ra mạnh mẽ vì biết anh sẽ luôn chở che khi cần. Tôi hiểu rõ một điều: Vợ và các con với anh vẫn là những điều quan trọng trên 🐷hết.
- Sau thời gian dẫn dắt con gái vào nghề, chị thấy con thay đổi như thế nào?
- Lúc cùng nhau đi hát ở bệnh viện dã chiến thu dung số 8 (Thủ Đức) đầu thá🦂ng 8, tôi tự hào khi con gái xông xáo, hoạt bát. Con bắt nhịp và khuấy động không khí rất tốt, thể hiện rõ bản lĩnh sân khấu. Nhìn con, tôi thấy đâu đó hình bóng thaꦿnh xuân của mình. Thời thanh niên "máu lửa", tôi cùng các nghệ sĩ ngồi trên xe tải đi hát khắp mọi miền đất nước. Những ngày hát bên con, tôi biết CeCe đã trưởng thành.
Tôi chỉ đóng vai trò gợi ý cho con, không ép CeCe phải làm điều này, điều kia vì dễ khiến con bị lạc hậu, tụt lại trong dòng chảy âm nhạc đương đại. Con tự mày mò bằng trực giác và đam mê với nghề. Ngày trước, vợ chồng tôi muốn con học kinh tế, phản đối con theo nghề hát vì môi trường này đào thải quá mạnh. So với thời của tôi, ca sĩ ngày chịu á🌳p lực dư luận hơn bội phần vì mạng xã hội. Sau đó, tôi nghĩ hạnh phúc lớn nhất là được sống với ước mơ mình. Vợ chồng tôi quyết định để con tự bước đi trên con đường đã chọn.
- 40 năm theo nghề, chị còn ấp ủ gì?
- Đến giờ, tôi thấy bản thân đã được quá nhiều từ nghề. Ở tuổi này, tôi hạnh phúc khi thỉnh thoảng vẫn được mời tham gia những đêm nhạc lớn, ý nghĩa, được công chúng nhận ra và chào hỏi. Ở bệnh viện dã chiến, khi biểu diễn Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (Phạm Minh Tuấn) - ca khúc hát lần đầu cách đây 40 năm, tôi ứa nước mắt nhìn các y bác sĩ, bệnh nhân từ cửa sổ vẫy đèn flash theo giai điệu, nhận ra tình cảm khán giả dành 🤪cho mình vẫn nguyên vẹn. Về nhà, tôi quyết định quay MV kỷ niệm những ngày đi hát trên sân khấu đặc biệt nhất đời mình.
Nếu có điều gì ấp ủ, tôi mong một đêm nhạc của riêng gia đình. ♋Tôi vẫn rất đam mê và sung sức, anh Triệu vẫn đánh trống đầy "máu lửa", con gái đang ở độ tuổi rực rỡ nhất. Lỡ một mai, tôi không còn đứng được trên sân khấu, đó sẽ trở thành dấu ấn khó phai trong đời làm nghề.
Cẩm Vân tên đầy đủ là Hoàng Cẩm Vân, sinh năm 1958. Chị nổi tiếng với nhạc Trịnh qua các bài Huyền thoại mẹ, Sóng về đâu... Năm 1983, chị đoạt Huy chương vàng đơn ca Liên hoan Ca nhạc chuyên nghiệp TP HCM với Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn). Năm 1985, chị thi đơn ca quốc tế tại Dresden, Đức, đoạt giải đặc biệt với ca khúc Vì sao em chết (Thanh Trúc). Năm 1987, chị đoạt huy chương vàng dòng nhạc nhẹ của cuộc thi Đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc. Năm 1994, 1996 và 1997, chị đoạt giải Nữ ca sĩ được yêu thích của Mai Vàng.
Từ năm 1997 đến 2007, nhiều ca khúc của chị lọt vào bảng xếp hạng âm nhạc Làn sóng xanh với loạt ca khúc: Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Cơn mưa lao xao, Thiên đường mong manh, Biển cạn, Còn đó chút hồng phai. Chị kết hôn với tay trống Khắc Triệu, có hai con gá🍰i.
Tam Kỳ