Tám nhà sản xuất và phát hành phim trong nước vừa cùng gửi đơn khiếu nại đến Hội Điện Ảnh, khẳng định họ đang bị hệ thống rạp CGV (thuộc nhà phát hành cùng tên Hàn Quốc) chèn ép thông qua tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé và hình thức chiếu phim ở rạp. Tám đơn vị gồm B🎃HD, Galaxy, Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và công ty VAA. Số lượng rạp chiếu của CGV hiện chiếm 40% tổng số rạp phim trong cả 🍷nước.
Đơn khiếu nại chung khẳng định: "Dựa vào tỷ lệ áp đảo thị trường về hệ thống cụm rạp, CGV đã và đang áp đặt tỷ lệ ăn chia bất hợp lý tại hệ thống rạp của mình. Phim Việt Nam do CGV phát hành tại hệ thống rạp khác có tỷ lệ ăn chia là 55/4𝓀5 (CGV hưởng 55%). Còn với phim Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước phát hành tại hệ thống CGV, tỉ lệ vẫn là 45/55 (nghĩa là nhà phát hành chỉ được hưởng 45%, CGV hưởng 55% doanh thu chiếu phim trong tuần đầu tiên, tỷ lệ hạ dần theo tuần)".
Đơn thư nhấn mạnh CGV đang tiến hành đặt điều kiện thư𝓡ơng mại khác nhau trong giao dịch thương mại như nhau. Điều này là bất bình đẳng trong cạnh tranh và có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.
Các nhà phát hành trong nước cho biết họ không còn cách nào khác, phải chịu sự áp đặt của CGV do số lượng rạp của hệ thống này quá lớn. Nếu không đồng ý tỷ lệ này thì phim của họ sẽ không được chiếu trên 40% số rạp, có nghĩa sẽ mất 40% doanh thu. Theo các hãng phát hành, tỷ lệ này chưa từng xảy ra trên thế gi🌊ới khi hệ thống rạp chiếu ph🍌im lại nhận được lớn hơn nhà sản xuất và phát hành - những người bỏ chi phí lớn, không chỉ cho sản xuất phim mà còn cho marketing và phát hành phim.
Ngoài tỷ lệ ăn chia, tám đơn vị khiếu nại cũng đưa ra lập luận CGV có xu hướng chiếu phim nước ngoài, đặc biệt là phim do chính nước họ sản xuất, với số lượng nhiều hơn, thời gian vào các khung giờ vàng lâu hơn.
Việc này mang tính chất chiếm lĩnh thị trường, khiến phim Việt rơi vào nguy cơ bị ép buộc chiếu ở những rạp ít khán giả, hạn chế về tần suất và khung giờ. Các đơn vị nội địa mong muốn các cơ quan ban ngành của Chính phủ có động thái điều chỉnh, hành động cụ thể phù hợp với luật pháp Việt Nam, thông lệ quốc tế nhằm hạn chế những hoạt đ🏅ộng mang tính lạm dụng vị trí thống l🍸ĩnh thị trường dẫn đến việc độc quyền chèn ép.
Bà Vũ Thị Bích Liên, tổng giám đốc công ty Sóng Vàng - chia sẻ: "Sự việc chèn ép của CGV bắt đầu từ vài năm trở lại đây, khi CGV mở rộng hệ thống rạp chiếu và chiếm tới 40% thị trường. Các phim mới do hãng tôi phát hành như Lật mặt 2 hay Tía tui là cao thủ khi chiếu ở hệ thống rạp CGV đều bị áp đặt mức ăn chia bất𝓀 hợp lý".
Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân ෴- đại diện công ty VAA - cho biết: "Công ty của tôi đã cùng ký vào lá đơn gửi lên Hội Điện Ảnh vì tôi bất bình với cách chia doanh thu như hiện nay của CGV. Đã đến lúc cần phải lên tiếng để họ làm việc công bằng hơn. Năm 2016 là năm mà phim Việt Nam sản xuất rất nhiều so với các năm trước, nhà sản xuất trong nước nào cũng lăn xả đầu tư số tiền lớn với dự án tâm huyết của mình. Nhưng với cách chia doanh thu như CGV đang làm, nhà sản xuất trong nước sẽ rất khó để có đủ tiền trả lại cho nhà đầu tư, rồဣi tái tạo vòng vốn để tiếp tục đầu tư tác phẩm mới".
Ngoài câu chuyện về doanh thu, Ngô Thanh Vân còn bày 🌄tỏ mong muốn các nhà phát hành phim nước ngoài lớn ở Việt Nam như CGV phải làm việc theo cách tôn trọng nhà sản xuất phim trong nước, có những hỗ trợ tích cực hơn để cùng giúp phim Việt tiếp cận được nhiều khán giả hơn. "Có như vậy, nhà sản xuất phim trong nước mới cảm𒊎 thấy thoải mái khi làm việc với đối tác nước ngoài, chứ như bây giờ thì giữa hai bên sẽ có sự e dè, như ♛có bức tường ngăn cách khiến cho nhà sản xuất phim trong nước cảm thấy bị chèn ép khi làm việc với đơn vị phát hành nước ngoài", nữ diễn viên nói.
Bà Ngô Thị Bích Hiền - công ty BHD - cho biết: "Một đơn vị sản xuất như chúng tôi không chỉ lo sản xuất phim tốt mà hiện còn gặp khó khăn lớn vì bị áp đặt tỷ lệ ăn chia trên doanh thu của phim với hệ thống rạp CGV. Sự thực là các phim Việt do chúng tôi sản xuất và phát hành luôn nhận được tỷ lệ thấp, trong khi phim Việt do CGV phát hành lại yêu cầu tỷ lệ ăn chia cao hơn với phim họ sản xuất là 10%. Chúng tôi vẫn buộc phải ký hợp đồng phát hành với CGV vì nếဣu không, chúng tôi mất 40% thị phần rạp. Sự việc này đã kéo dài. Chúng tôi từng trao đổi qua email và gặp trực tiếp để đề nghị CGV xem xét lại về tỷ lệ này nhưng CGV không thay đổi".
Đ🃏ây không phải lần đầu tiên CGV bị các nhà sản xuất phim trong nước khiếu nại. Năm 2010, hãng phát hành khi đó với tên cũ là Megastar, từng bị các nhà phát hành nội địa gửi đơn kiện về việc áp đặt suất chiếu, chỉ định phòng chiếu, thuê phim kèm phim🧜... Sau đó, Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương vào cuộc điều tra. Cuối cùng, các đơn vị như Galaxy rút đơn khiếu nại và CGV chịu chi phí giải quyết sự việc là 100 triệu đồng, tự nguyện hủy mọi hành vi bị khiếu nại và thống nhất khắc phục hậu quả.
Hồi tháng 10/2015, bà Ngô Thị Bích Hạnh𒆙 - phó giám đốc BHD cũng chia꧂ sẻ rằng các đơn vị tư nhân như BHD phải n🌼ỗ lực để sống sót trước các tập đoàn phát hành phim "cá mập"ಌ từ nước ngoài như CGV hay Lotte bằng cách xây thêm nhiều cụm rạp.
Phản 🥂hồi về ෴chuyện khiếu nại, bà Lưu Hạnh, đại diện truyền thông của công ty CJ CGV Việt Nam cho biết: "CGV luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định về việc phát hành và chiếu phim theo luật pháp Việt Nam. Thực tế, phụ thuộc vào chất lượng phim, số lượng rạp và số lượng phòng chiếu của đơn vị phát hành mà CGV và bên liên quan cùng nhau xây dựng và thống ⛄nhất áp dụng tỷ lệ phân chia doanh thu phòng vé với từng đơn vị phát hành. CGV hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bất kỳ công ty phát hành nào. Đơn vị chiếu phim có số lượng rạp và phòng chiếu cao hơn, giá vé cao hơn sẽ mang về lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất mặc dù tỷ lệ phân chia có thể chênh lệch 5-10%. Bên cạnh đó, khi chiếu phim của các đơn vị phát hành khác tại rạp của CGV, CGV luôn hỗ trợ tiếp thị tích cực cho các bộ phim tại rạp của mình”.
Đại diện CGV cũng cho biết nội dung hợp đồng phát hành phim giữa CGV và cá🌱c bên liên quan đã ký kết bao gồm điều khoản bảo mật thông tin.Việc các công ty đơn phương công bố thông tin bất kỳ tr🔯ong hợp đồng mà không được sự đồng ý trước của CGV là vi phạm các cam kết theo hợp đồng. Ngoài ra, đối với các công ty chưa từng ký kết hợp đồng phát hành phim hoặc thỏa thuận hợp tác với CGV mà tham gia khiếu nại🎐 là việc làm thiếu căn cứ và không phù hợp với quy định của pháp luật.
Đại diện của Hội Điện Ảnh cho biết Hội đang xem xét cân nhắc đơn thư của các đơn vị khiếu nại. Ngoài Hội Điện Ảnhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ, các đơn vị khiếu nại cũng gửi đơn đến Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (Cục Điện ảnh, Cục Hợp tác Quốc tế), Bộ Công thương (Cục Cạnh tranh), Hội chiếu bóng và phát hành phim Việt Nam, Ủy Ban Văn hóa và Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Sở VH-TT Hà Nội, Sở VH-TT TP HCM.
>> Xem thêm:
Giới làm phim nội liên kết để 🦄tránh thua thiệt trên sân nhà