Ngày 3/8, Nghệ sĩ Ưu tú Bùi Cường qua đời ở Hà Nội, để lại nhiều tiếc thương trong gia đình, đồng nghiệp, khán giả. Ông sinh năm 1945, là diễn viên thuộc lứa thứ hai của trường Điện ảnh Việt Nam, học cùng nghệ sĩ Bùi Bài Bꦗình, Ngọc Thu, Vũ Đình Thân, Thanh Quý, Minh Châu và Phương Thanh. Bùi Cường là diễn viên kỳ cựu với khả năng hóa thân đa dạng, từng thể hiện thành công nhân vật giang hồ, cầu thủ, trí thức hay chiến sĩ cách mạng.
*👍 Các cảnh diễn nổi bật của NSƯT Bùi Cường trong vai Chí Phèo
Vai diễn để đời của cố nghệ sĩ là Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) - tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Phim do Phạm Văn Khoa đạo diễn, kết hợp ba truyện Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
Thuở đó, ở độ tuổi trai♒ tráng, Bùi Cường thu hút với mái tóc dài ngang vai lãng tử. Đạo diễn Pham Văn Khoa mời ông đóng Chí Phèo với điều kiện⛄ phải cắt mái tóc. Ông nhận lời không chút tiếc nuối. Trước khi vào vai, ông tìm đọc truyện, ngẫm nghĩ từng câu chữ của nhà văn Nam Cao. Ông cảm nhận nhân vật ở đáy cùng của xã hội giống một con chó lạc loài bị người đời xô đẩy. Từ trang sách, Chí Phèo bước lên màn ảnh với dáng đi lảo đảo khi say rượu, với điệu cười như tiếng chó hóc xương.
Để thể hiện thần thái kẻ say triền miên, Bùi Cường uốngꦏ rượu thật, đứng hàng giờ trước gương tập tỉ mỉ điệu bộ, cái hấp háy mắt, n꧙hếch miệng. Hình mẫu nhân vật tạo nét tương phản với kiếp sống mòn của giới trí thức (đại diện là hình ảnh ông giáo Thứ) hay sự cam chịu của người nhà quê (nhân vật lão Hạc). Cuối phim, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến là hình ảnh được đẩy đến tận cùng của sự vùng lên, sự bất lực trong cuộc đời một tê𓂃n lưu manh. Diễn xuất như điên dại của Bùi Cường gây ấn tượng với nhiều thế hệ khán giả.
Ngoài chăm chút nét diễn, cố nghệ sĩ cùng êkíp nỗ lực hoàn thiện một Chí Phèo có ngoại hình ấn tượng nhất theo hình dung🦋 của nhiều người về nhân vật. Nghệ sĩ Nhữ Đình Nguyên đã tạo vết sẹo lớn trên mặt Bùi Cường bằng keo dùng ở bệnh viện. Diễn viên chấp nhận làm xấu bản thân, nhập vai với hình ảnh rách rưới, tồi tàn, trên ngực có hình xăm lớn. Ngay cảnh đầu, nhân vật thể hiện cá tính bất cần với những câu nói lè nhè rồi thẳng tay đốt quán nước ven đường. Khán giả thấy hiện hiển một Chí Phèo ác ôn vô lối, và ẩn sâu trong ánh mắt của hắn là thông điệp về sự phản kháng của kẻ đại diện lớp người bị bần cùng hóa trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
Để Chí Phèo trở thành vai diễn kinh điển của làng phim Việt, Bùi Cường không chỉ xoáy vào sự tha hóa, ông nhấn mạnh khí🍎a cạnh nhân văn của nhân vật👍.
Bùi Cường và nghệ sĩ Đức Lưu có những tương tác ăn ý khi khắc họa tình yêu và những rung động giới tính của Chí Phèo với Thị Nở. Ở trích đoạn trong vườn chuối, hai nghệ sĩ nhập 🌼tâm trong từng khoảnh khắc để hóa thân vào hai thân phận lạc loài bấu víu nhau. Một trích đoạn khác cũng đáng nhớ là lúc Chí Phèo hát sau khi ăn nằm với Thị Nở. Bùi Cường ngẫu hứng sáng tạ😼o chứ phân đoạn này không có trong kịch bản hay nguyên tác văn học.
Cố nghệ sĩ từng kể cảnh diễn khó nhất là ông phải chộp vào ngực Thị Nở (lúc này do một diễn viên đóng thế thể hiện) ở vườn chuối. Do hồi hộp,ജ ông phải làm động tác nhạy cảm đến ba lần mới ưng ý đạo diễn. Lần đầu, ông làm quá nhanh, bị đạo diễn chê là "chưa kịp để khán giả thấy cái đẹp của cô thôn nữ". Lần thứ hai, nghệ sĩ làm quá chậm. Đến lần sau, ông nhờ ê-kíp "nhắc tuồng" để thao tác đúng thời điểm. Phim trải qua quá trình kiểm duyệt𝔉 dài vị bị yêu cầu cắt cảnh nhạy cảm. Đến khi nghệ sĩ Đức Lưu tìm đến Tổng bí thư Trường Chinh, Tổng bí thư nhấn mạnh không cắt cảnh vườn chuối để bảo toàn yếu tố nghệ thuật của phim.
Năm 1983, Bùi Cường nhận Huy chương Vàng cho nam diễn viên chính xuất sắc ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu. Hơn ba thập niên sau🦩, khán giả vẫn nhớ đến vai diễn Chí Phèo của ông. Ở giải Cánh Diều Vàng 2014, khi Bùi Cường và Đứcꦡ Lưu hội ngộ trên sân khấu, nhiều độ🐷c giả VnExpress bày tỏ tình cảm với hai nghệ sĩ và nhắc đến vai di🅠ễn để đời của họ.
Ngoài Làng Vũ Đại ngày ấy, Bùi Cường cũng có một số tác phẩm đáng nhớ khác như Tội lỗi cuối cùng, Phút 89, Không có đường chân trời, Biệt động Sài Gòn hay Kẻ giết người.
* Xem thêm: Những vai diễn khác của Bùi Cường
Nghệ sĩ Ưu tú chuyển hướng đạo diễn từ đầu thập niên 1990, bắt đầu từ Người hùng râu quặp - tác phẩm góp phần xác lập tên tuổi nghệ sĩ Minh Vượng trong làng hài. Năm 1996, ông đạo diễn phim nhựa Người đàn bà không con. Ngoài ra, ông thực hiện nhiều phim truyền hình ở hai miền nam bắc, trong đó nổi bật nhất là Vị tướng tình báo và hai bà vợ, giành Huy chương Vàng tại Liên hoan phi🉐m Truyền hình toàn quốc. Phim dựa trên câu chuyện có thật về thiếu tướng Đ꧟ặng Trần Đức - người dù đã có gia đình riêng, chấp nhận sống với thân phận khác và lấy một phụ nữ khác để hoạt động tình báo. Bùi Cường làm việc miệt mài đến khi qua đời và đầu năm nay, ông còn chia sẻ dự định làm phim về nhân vật Lão Hạc của Nam Cao.
Ân Nguyễn