Hà Khải Hưng
Nhà văn Nguyễn Phan Hách. |
Trên nhiều tài liệu sách báo, ông kê khai tên thật của mình là Nguyễn Phan Hách. Ấy là bởi ông muốn ghi đúng những gì mà giấy tờ còn giữ được. Còn sự thực thì tên đệm của ông là Xuân. Khi ông mới mười lăm tuổi, truyện ngắn Khỏi ốm của ông được in hết cả trang báo Văn Nghệ và tên tác giả ghi là Nguyễn Xuân Hách. Thời gian làm giáo viên Trườ🌠ng cấp II Phương Sơn (Lục Nam, Bắc Giang), chàng văn sĩ trẻ Nguyễn Xuân Hách đem lòng yêu một cô gái họ Phan. Để ghi dấu mối tình này, anh lấy họ của cô gái làm tên đệm của mình. Thậm chí sau này, từ sự việc trên, anh đã có bốn câu thơ lục bát:
Tên em cùng với tên anh
Yêu nhau đem đặt bút danh quen rồi
Oái oăm lắm mấy sự đời
Tên thì lấy được còn người thì không.
Sở dĩ có câu thứ tư là vì yêu nhau được ba năm thì họ chia tay. Xung quanh mối tình này, nhà văn còn có một số kỷ niệm đáng nhớ: Một lần, Nguyễn Phan Hách viết một bài thơ và dưới bài ông ký tên chung hai người: Tên mình và tên cô gái. Đúng dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8/3, thấy bài thơ "đường được", cụ Trinh Đường, bấy giờ là biên tập viên bá𝄹o Văn Nghệ đã lập tức đưa in bài thơ trên trang nhất. Có điều, cụ 💦chỉ để mỗi tên tác giả là cô gái họ Phan nọ.
Lại một lần khác: Bấy giờ vào quãng 1964-1965, Nguyễn Phan Hách nảy hứng viết một bài nửa truyện nửa ký về chính người yêu của mình. Bài viết kể về những suy tư của cô gái ở một miền quê phải hứng chịu những trận bom Mỹ. Bài viết để tên người thật, địa danh thật nhưng sự kiện thì... hư cấu. Bài viết được in cả trang báo Tiền Phong và sự rầy rà cũng bắt nguồn từ đây. Theo Nguyễn Phan Hách nhận định thì lúc ấy ông còn "non tay nghề", không phân biệt được sự khác nhau giữa truyện và𓂃 bài báo. Bài đăng, đài đọc ra rả cả thị trấn Lục Nam cùng nghe. Huyện ủy phản ứng. Nhà trường nơi Nguyễn Phan Hách dạy cũng làm dữ lắm. Vì sự cố ấy, ông bị điều chuyển công tác. Chung quy lại cũng vì tình cảm đặc biệt với người yêu. Theo Nguyễn Phan Hách cho biết thì tên cô gái còn được xuất hiện ngay từ tít bài với co chữ... tương đối lớn. Điều này làm cô gái thích lắm.
Trái ngược với cái tên "thét ra lửa" của mình, ở ngoài đời, Nguyễn Phan Hách được tiếng là người lành hiền. Chẳng thế mà, hồi ông còn công tác ở báo Văn nghệ, nhà thơ Vĩnh Mai, Tổ trưởng Tổ thơ đã làm thơ vui về cái tên của ông và các đồng nghiệp khác trong tổ, trong đó có câu: Hổ - Hách mà hiền. Đúng là ở đời, ông và nhà thơ P🍎hạm Hổ có cái tên nghe dữ dằ🍌n nhưng mà tính tình thì thật... lành.
Hồng nào mà chẳng ngát hương...
Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Nguyễn Thị Ngát là một cái tên đậm hương đồng gió nội. Cũng bởi mẹ chị tên Mùi, mà theo cách đùa trêu của dân q♏uê "đã là mùi thì phải ngát", nên ngay từ thuở lọt lòng, chị đã được các bậc sinh thành đặt cho cái tên ấy. Chị kể, hồi chị còn học cấp II, cùng nhóm chơi với chị là các cô bạn có những cái tên ngheꦉ rất "gợi", tạo thành bộ tứ nữ gồm: Huệ, Hường, Đường, Ngát. Nhưng cả bốn cô đều giống nhau là chẳng cô nào có cái tên đệm nghe "văn vẻ" một chút ngoài chữ Thị. Trong một lần ngồi tào lao, họ mới nảy sáng kiến phải chỉnh cái tên đệm sao cho kiểu cách hơn. Thế là cô Huệ trở thành Bích Huệ; cô Đường lấy là Hải Đường. Riêng Nguyễn Thị Ngát thì "tự điều chỉnh" thành Nguyễn Thị Hồng Ngát. Đây cũng là cái tên chị ký dưới bài thơ đầu tay.
Đằng thẳng mà nói, so với tên gốc, bút danh Hồng Ngát nghe đậm đà và ngân vang hơn. Đặc biệt, trong mấy năm từ 1968 tới 1974, trên sân khấu Nhà hát Chèo Việt Nam, khán giả được nhiều lần làm quen với diễn viên Hồng Ngát trong vai mẹ Đốp. Có người⛦ nói, cái tên Hồng Ngát nghe mới "hợp" với sân khấu chèo làm sao. Nói vậy chưa đủ, nó còn rất "hợp"ಞ với diễn đàn thi ca. Vì từ lâu, độc giả đã quen với một nữ nhà thơ có cái tên Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Là người có tà🗹i ứng đối, Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng đã để lại một số giai thoại đến nay vẫn được anh em trong văn giới truyền tụng.
Một lần, Hội Nghệ sĩ Sân khấu tổ chức cho anh chị em hội viên đi tham quan đền Hùng. Tham gia cùng đoàn có cụ Trúc Đường, anh ruột nhà thơ Nguyễn Bính và là tác giả của một số kịch bản sân khấu nổi tiếng, trong đó có vở "Thái hậu Dương Vân Nga". Nhằm lúc mọi người đang mồ hôi mồ kê leo lên đền Thượng, cụ đọc trêu Hồng Ngát: "Hồng nào mà chẳng ngát hương". Rất mau lẹ, Hồng Ngát đối lại ngay: "Trúc nào mà chẳng có đường ở trong". Học cách chơi chữ của bậc cha chú, nữ thi sĩ dùng ngay cái tên Trúc Đường ghép thành câu bát khá tài tình. Mọi người cười ồ. Riêng đạo diễn kiêm kịch tác gia Thế Vũ, ngoài sự tán đồng, còn "kích" thêm: "Ngát, cô phải đổi thế này mới đúng: Trúc già mà lại có đường ở trong"🌊. Ý bậc đàn anh muốn giễu cụ Trúc Đường già rồi còn thích "lỡm" gái trẻ.
Một lần khác, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi mời một số tác giả đến đọc thơ để thu băng phát trên đài. Đến sớm nhất là lão nhà thơ đầu bạc Trần Lê Văn và nữ thi sĩ trẻ Nguyễn Thị Hồng Ngát. Vốn là người am tường Hán học, lão thi sĩ ra điều kiện: "Nghe nói Ngát đối đáp giỏi lắm𝔉 phải không? Bác thử câu này nhé: Bạch phát phát hồng nhan". Hồng Ngát ứng khẩu ngay: "Hồng nhan can bạch phát". Bậc trưởng lão nghe vậy cười ha hả, chịu là đối giỏi. Nhiều người sau này nghe chuyện cũng cho là như vậy. Ngoại trừ có người đùa trêu: "Phải chữa lại câu sau là: 'Hồng Giang can bạch phát' thì mới đúng" (TS, dịch giả Phan Hồng Giang là phu quân của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hồng Ngát).
Quả là, với bút danh Hồng Ngát, nữ thi sĩ của chúng ta đã "gặt hái" được không ít chuyện vui. Tuy nhiên, theo Hồng Ngát, b🌸ởi có sự khác biệt giữa nghệ danh và tên khai sinh nên nhiều khi c𒆙hị cũng bị "hành" đến khổ khi phải làm các thủ tục giấy tờ...
(Nguồn: Văn Nghệ Công An)