Đào Anh Khánh mềm mại trong vũ điệu tình yêu. |
Đại sứ Peter Lysholt Hansen cũng dí dỏm nhận định: “Tất cả cư dân ở Gia Lâm đều biết Khánh hơi điên”. Cái “điên” của Đào Anh Khánh thể hiện ngay từ việc dàn dựng sân khấu. Một cây cầu bằng tre dài 500 m nối liền hai điểm biểu diễn trên không, với những tầng cao khác nhau, có điểm cách mặt đất đến 15 m. 50 diễn viên và 20 nghệ sĩ cùng nhau tung hứng trên nền âm nhạc điện tử. Âm thanh khi ma mị như tiếng cõi hỗn mang, khi nổ dồn như tiếng ღsúng thời chiến tranh, xung đột, khi lại trầm lắng, âm âm như tiếng cô đơn, trống vắng của lòng người. Thanh Lam, Tùng Dương, Linh Dung, Thanh Lâm - những giọng ca đi đầu trong dòng nhạc thể nghiệm lạ lẫm trong những ca từ, thanh âm phụ họa, nâng đỡ cho những động tác của diễn viên múa, đưa người xem tới khoảng không rộng lớn, xa lạ, đôi khi giật mình vì sự bao la, đơn lẻ. 50 diễn viên của Big Toe trong trang phục trắng đỏ uốn lượn trên những tầng cao, thả mình trong sự phiêu lưu của âm thanh, tìm sự tương tác với Đào Anh Khánh trong những vũ điệu ngẫu hứng của anh.
ওMỗi nghệ sĩ biểu diễn ở một tầng cao khác n♛hau trên sân khấu tre cao 15 m. |
Đào Anh Khánh, bộ trang phục liền thân màu trắng, khoác chiếc khăn đỏ như một tấm chăn trước ngực, một phần tóc thả, một phần tóc làm thành món trên đầu, đeo móng chân móng tay giả dài sơn màu trắng trông như một thầy phù thủy. Anh là sợi chỉ đỏ nối kết chương trình, lúc tham gia vũ điệu của bát và đũa cùng Big Toe, lúc mềm mại, đê mê trong màn múa hợp duyên cùng thiếu nữ, lúc hờn ghen, traꦇnh giành trong cuộc tình ℱmang sắc thái “chơi vơi” của Linh - Lâm, lúc thần tiên cùng người đàn bà của đời mình - Jenny trong phần kết của chương trình, giữa những đường lửa cháy rừng rực bao quanh cây cầu âm thanh.
Ở phần kết chương trình, Đào Anh Khánh leo lên tầng cao nhất của sân k🦩hấu, múa vũ điệu thần tiên. |
Anh tự nhận mình như một cuốn sách mở, ai cũng có thể bước vào nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng. Cái hay của nghệ thuật thể nghiệm là sự không ép buộc mà để người xem tự tìm tòi, khám phá cảm xúc, khám phá ý tưởng tác giả từ đó khám phá chính mình. Ở đó không ai đúng hoàn toàn, không ai sai tất cả. Màn múa bát đũa của Đào Anh Khánh và Big Toe, theo Viết Thành - Trưởng nhóm Ngón Chân Cái, đũa là đàn ông, bát là đàn bà, đũa và bát nhất định phải tìm đến, kết hợp với nhau. Trong khi đó, theo cặp vợ chồng khán giả đến từ Nam Thành Công, Hà Nội, màn múa biểu hiện cho sự sinh tồn, tìm♑ cái ăn để sống. Tổng thể chương trình vừa được hiểu như sự tiến hóa của con người từ cõi hỗn mang đến sự thăng hoa của văn minh, song hành cùng nó là tính bất diệt trong mối quan hệ đàn ông, đàn bà, vừa có thể coi như một bức tranh tự nhiên tuần tự của các mảng màu sáng - trưa - chiều - tối.
Mặc dù còn mới mẻ ở Việt Nam, Cầu Âm thanh của Đào Anh Khánh thu hút không chỉ🦂 khách nước ngoài mà cả nghìn người dân Hà Nội. Viết Thành, nhóm Big Toe, cho biết, nghệ sĩ tham gia vì thu được nguồn năng lượng lớn cho hoạt động sáng tạo. Còn theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, khán giả tham gia được thỏa mãn đầy đủ cảm xúc, no say về thính giác và t♔hị giác. Nhà báo Uyên Ly thì cho rằng một số phần chương trình quá dài.
Chương trình༺ ti🍷ếp tục được tổ chức vào tối nay, 25/2, tại Gia Lâm, Hà Nội.
Clip |
Ngọc Trần
Ảnh: Hoàng Hà
Clip: Ngọc Trần