James Kaplan -
Dưới đây là cuộc phỏng vấn với nhà văn.
- Thành công của "The Da Vinci Code" đã tác động đến cuốn sách mới của ông như thế nào?
- Tôi bắt đầu viết The Lost Symbol khi nhận ra The Da Vinci Code sẽ là một tác phẩm bom tấn. Vấn đề xảy ra với tôi, cũng như với bất cứ nhà văn nào từng gặt hái thành công, là ở chỗ, tôi bỗng nhiên cẩn trọng hơn rất nhiều. Thay v🍨ì miệt mài viết, bạn sẽ nghĩ: "Từ từ đã, hàng triệu người sẽ đọc nó đấy". Chuyện đó cũng giống như một tay vợt tennis phải nghĩ nát óc trước một cú giao b🐈óng. Bạn sẽ bị tê liệt đi trong chốc lát.
- Ông làm thế nào để thoát khỏi tình trạng đó?
- Cảm giác đó dần dà bị dìm xuống. Tôi nhận ra là 🌸không có gì quan trọng, đáng để bị phân tâm hơn chuyện viết lách cả. Tôi chỉ là một gã kể chuyện thôi mà.
- Gã kể chuyện có rất nhiều tiền?
- Đó là một sự thay đổi lớn k🌜inh khủng trong đời. Nhưng không phải mọi thứ đều tuyệt vời. Bạn cũng mất tự do. Đó cũng là vấn đề lớn đấy.
Nhà văn Dan Brown. Ảnh: Parade. |
- Có những điểm tương đồng nào giữa "The Lost Symbol" và "The Da Vinci Code"?
- Luôn có những điểm tương ꧃đồng giữa các tác phẩm của tôi. Tôi khai thác🉐 cùng một thế giới biểu tượng, những hội bí mật, lịch sử và nghệ thuật.
- Ông có phải là người sùng đạo không?
- Tôi lớn lên trong tín ngưỡng Tân giáo và rất sùng đạo khi còn là một đứa trẻ. Nhưng khi lên lớp 8, lớp 9, tôi được học về thiên văn, nguồn gốc vũ trụ. Tôi nhớ mình từng nói với một mục sư rằng: "Con không tin đâu. Con đã đọc một cuốn sách nói rằng, đã 🤪có một vụ nổ rất lớn, được gọi là Big Bang. C🍷òn ở đây, người ta lại nói Chúa tạo ra vũ trụ và vạn vật trong vòng 7 ngày. Cái nào mới đúng? Thật không may, câu trả lời tôi nhận được là: "Những cậu bé ngoan thì không hỏi câu này". Nhưng tôi nhận ra rằng: Kinh thánh không có nhiều ý nghĩa với tôi. Khoa học mới thực sự có ý nghĩa. Và tôi ngày một rời xa tôn giáo.
- Vậy ông đã đi đến đâu?
- Đi♋ều mỉa mai là tôi lại đi tròn một vòng. Càng học tôi càng thấy, khoa học ngày một trở nên siêu 🎀hình và những con số cũng mang tính tưởng tượng ước lệ. Vậy nên, có lẽ có sự tồn tại của khía cạnh tinh thần cả trong khoa học.
- Bây giờ, khi viết về nhân vật Robert Langdon, ông gặp khó khăn gì khi bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của diễn viên?
- Không, tôi đã dành nhiều thời gian với Robert Langdon trong tâm trí mình hơn là xem Tom Hanks trên màn ảnh. Nên hình ảnh của anh ấy không xuất hiện trong tâ✨m trí tôi khi viết.
- Theo ông, đâu là sự khác nhau giữa thế giới văn chương và thế giới điện ảnh?
- Viết là công việc cô độc. Còn sản xuất một tác phẩm điện ảnh là công 🐷việc ồn ào một cách có tổ chức. Mỗi quyết định đều phải có sự tham gia của nhiều người. Khi viết, nếu không thích một đặc điểm ngoại hình, hoặc cách ăn nói nào đó của nhân vật, bạn chỉ cần sửa lại. Nhưng trong một bộ phim, nó sẽ là cả một vấn đề.
- Hãy trở lại với quá khứ một chút. Từ một người định khởi nghiệp trong ngành âm nhạc, ông đã trở thành nhà văn như thế nào?
- À, chuyện này rất buồn cười. Tuy mang ước mơ như vậy nhưng tôi nhanh chóng nhận ra là âm nhạc và Los Angeles đều không dành cho tôi. Lúc đó tôi sống ở Hollywood với hàng xóm toàn là các nhạc sĩ. Tôi chỉ như con cá trên cạn. Tôi vừa mới rời khỏi đại học và không có nổi một chiếc quần jeans tử tế. Rồi tôi viết bài cộng tác cho tạp chí Exeter Alumni về những đứa trẻ lớn lên trong ngành công nghiệp âm nh꧅ạc. Tôi chỉ viết cho vui thôi. Nhưng họ đăng. Một ngày, tôi nhận được điện thoại từ một đại diện văn học ở New York. Ông ta nói: "Tôi rất thích cách nhìn của anh, cách viết của anh. Khi nào anh tới New York, hãy gọi cho tôi. Chúng ta sẽ đi ăn trưa". Khi tôi tới New York, tôi đã gọi ông ấy. Ông dẫn tôi đi ăn. Chúng tôi nói chuyện trong khoảng môt giờ và tôi kể cho ông ấy nghe các câu chuyện của mình. Ông bảo: "Cậu nên viết tiểu thuyết. Cậu là♍ một người kể chuyện. Rồi một ngày cậu sẽ biết mình phải viết gì". Tôi lơ đãng nói: "Vâng, chắc thế, hân hạnh được gặp ông... ông già lẩn thẩn". Rồi tôi về nhà.
- Và rồi anh đọc một cuốn tiểu thuyết của Sidney Sheldon?
- Đó là cuốn The Doomsday Conspiracy. Tôi chưa bao giờ⛎ cảm thấy vui vẻ khi đọc một cuốn sách như vậy. Quan trọng là tôi nghĩ mình cũng có thể viết.
Thanh Huyền dịch
(Nguồn: Parade)