Lễ trao giải Oscar năm 2017 ghi nhận trường hợp hy hữu trong lịch sử. Tác phẩm The Salesman nhận giải "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất",🍌 nhưng đạo🔜 diễn người Iran - Asghar Farhadi - không có mặt để nhận tượng vàng.
* Trailer phim "The Salesman"
Trên tờ Deadline, đạo diễn khẳng định ông khônꦓg đến buổi lễ để phản đối lệnh cấm nhập cảnh mới đây của Tổng thống Donald Trump. Hồi 27/1, Tổng thống Donald Trump ra sắc lệnh cấm nhập cảnh, áp dụng cho công dân của bảy quốc gia Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria.
Thay vì trực tiếp nhận giải, Farhadi gửi một lá thư đến sự kiện này. Thư được đọc bởi Anousheh Ansari - kỹ sư người Mỹ gốc Ir🍸an đầu tiên bay vào không gian. Trong đó, đạo diễn🦩 bày tỏ lòng biết ơn đến Viện hàn lâm và các thành viên đoàn phim. Sau đó, ông công kích lệnh cấm của Tổng thống Trump đã chia rẽ thế giới, cũng như ca ngợi cách mà các nhà làm phim có thể phá vỡ định kiến và tạo ra sự đồng cảm qua nghệ thuật.
Cùng lúc lễ trao giải Oscar diễn ra ở Los Angeles (Mỹ), một buổi chiếu miễn phí The Salesman được tổ chức ở Quảng trường Trafalgღar, London (Anh). Sự kiện này nhằm thể hiện tinh t🅰hần đoàn kết chống lại lệnh cấm nhập cảnh, thu hút đến 10.000 người tham gia. Hai nhân vật nổi bật tham dự là thị trưởng London - ông Sadiq Khan - và diễn viên từng đoạt giải Cành Cọ Vàng - Mike Leigh.
Gửi lời qua một video từ Tehran, Asghar Farhadi nói: “Chúng ta đều là công dân của thế giới và tôi sẽ cố gắng bảo vệ cũng như chia sẻ sự hòa hợp”. Ông nhấn mạnh rằng chính sự đoàn kết sẽ trở thành sức mạnh để "đương đầu với♏🎉 chủ nghĩa phát xít, chiến thắng chủ nghĩa cực đoan".
Theo tờ Guardian, lúc đầu The Salesman không chiếm ưu thế trên đường đua Osℱcar bằng phim෴ Toni Erdmann của Đức. Tuy nhiên, sau khi lệnh cấm nhập cảnh được ba♑n hành, nhiều thành viên Viện hàn l♌âm đã bầu chọn cho The Salesman, qua đó dùng lá phiếu 💯của mình để bày tỏ sự phản đối với sắc lệnh của Trump. Đây là tác phẩm thứ hai của Farhadi thắng giải Oscar Phim nói 𒀰tiếng nước ngoài, sau A Seperation (2012).
The Salesman ra mắt tại Liên hoan phim Cannes (Pháp) vào tháng 5/2016, giành giải "Nam diễn viên chính xuất sắc" (cho Shahab Hosseini) và "Kịch bản xuất sắc" (cho Farhadi). Tác phẩm kể về một cặp đôi ở Tehran gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đến nhà mới, đỉnh điểm ꦆlà khi người vợ bị tấn công bởi một kẻ đột nhập. Trong cùng lúc đó, họ đang chuẩn bị cho buổi diễn vở kịch Death of a Salesman của Arthur Miller.
Trước đó, sáu đạo diễn có phim tranh giải hạng mục Oscar "Phim nói tiếng nước ngoài" đồng loạt ra tuyên bố chung chỉ trích các chính trị gia dựng nên những bức tường phân cách. Thông cáo này được ký bởi Asghar Farhadi, Martin Zandvliet (Land of Mine), Hannes Holm (A Man Called Owe), Maren Ade (Toni Erdmann), cùng Martin Butler và Bentley Dean (Tanna).
Trong tuyên bố có đoạn: “Thay mặt tất cả ứng viên, chúng 👍tôi đồng nhất muốn bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đến tình trạng cuồng tín và chủ nghĩa dân tộc mà chúng tôi nhận thấy ở nước Mỹ và nhiều quốc gia, ở một bộ phận dân số và quan trọng nhất, cũng như không may nhất, là 🍃ở các chính trị gia lãnh đạo”.
Nhóm nhà làm🍬 phim cũng khẳng định: “Cho dù ai chiến thắng, chúng tôi tin rằng không có quốc gia, giới tính, tôn giáo hay màu🌜 da nào là tốt nhất. Chúng tôi muốn giải thưởng này trở thành biểu tượng của sự đoàn kết giữa các quốc gia, cũng như sự tự do trong nghệ thuật”.
Ân Nguyễn