1. Xu hướng nữ tính lên ngôi
Nếu từ khóa của 10 năm trước là "n🌠am tính" và "nổi loạn" thì đến năm 1930, vẻ ngoài mềm mại 🌃và quyến rũ được ưa chuộng trở lại. Những trang phục khoe da thịt, tôn lên bầu ngực tròn trịa, đẫy đà, khoe những đường cong bốc lửa phổ biến dần trong xã hội.
Những sóng tóc không còn ép sát gương mặt mà bông xù, dài mượt và mềm mại hơn. Vầng trán thanh tú trước đây bị giấu kín trong những chiếc mũ quả chuông, nay được phô bày tự nhiên nhờ những chiếc mũ hình đĩa có công dụng t𒊎rang trí hơn là che nắng. Giới thời trang quay về xu hướng nữ tính, chỉn chu nhưng ngọt ngào vào ban ngày, quyến rũ và sang trọng vào ban đêm.
2. Đối lập giữa trang phục ngày và đêm
Phụ nữ thời này có cuộc sống năng động 💧và bận rộn, vì vậy trang pಌhục ban ngày tuy vẫn giữ sự nữ tính nhưng được thiết kế tối giản hơn, ngắn hơn để họ đi lại và hoạt động dễ dàng.
Những bộ váy dài thượt, kiêu sa chỉ dành cho ban đêm, với các chất liệu mới như sợi kim loại,🐲 hạt thủy tinh, sequin nhựa... tạo vẻ lung linh dưới ánh đèn.
Trên thực tế, điều này chỉ đúng với giới trung lưu. ♏Các quý bà thượng lưu đã có người giúp việc nên trang phục ngày và đêm của họ không có sự khác biệt đáng kể.
3. Madeleine Vionnet và những đường cắt chéo quyến rũ
Nhà thiết kế người Pháp Madeleine Vionnet được mệnh danh là "nữ hoàng của🐻 những đường cắt". Bà đã cho ra đời hãng thời trang mang tên mình từ năm 1912. Sử dụng chủ yếu chất liệu satin, tơ tằm Trung Quốc, chiffon, vải crepe... các thiết kế của Vionnet chủ yếu là váy dài mang phong cách nữ t♉hần Hy Lạp thanh thoát và nữ tính.
Trong những năm 1920, Vionnet tung ra những mẫu áo cắt chéo góc 45 độ táo bạo, tiền thân của váy xẻ và v😼áy buộc dây rất thịnh hành 10 năm sau đó. Phương pháp may mới này cho🍒 ra đời những phom áo với phần thân ôm sát đường cong cơ thể, phần đuôi phất phơ trong gió. Hoặc đó còn là những kiểu váy áo xẻ ngực, hở lưng thoáng mát, gợi cảm và thu hút hơn.
Với thành tựu này, bà được người troꦑng giới tôn vinh là "kiến trúc sư giữa những thợ may" và các thiết kế ấy vẫn thịnh hành đến ngày🧸 nay.
Niềm đam mê với những kiểu váy hở lưng quyến rũ của nhà mốt Vionne🐓t khiến phụ nữ trong giai đoạn này theo đuổi mốt tắm nắng để có làn da rám khỏe mạnh💎 cũng như chăm chỉ tập thể dục để sở hữu thân hình thắt đáy lưng ong chuẩn mực.
4. Cuộc đối đầu giữa Schiaparelli và Chanel
Nhà thiết kế huyền thoại của Pháp Coco Chanel có một đối thủ xứng tầm trong giai đoạn này, đó là biểu tượng thời trang đầy nổi l🐟oạn của Italy Elsa Schiaparelli. Sự điên rồ mang phong cách siêu thực và lập dị của bà vẫn dựa trên phong cách cổ điển và nữ tính, đó là lý do mà trang phục của Elsa vẫn gây được cảm hứng và sức ảnh hưởng đến phụ nữ cùng thời.
Người ta v🐽ẫn nhớ đến bà với những mẫu áo dệt kim sáng tạo trong giai đoạn đầu, những kiểu mũ tôm hùm, váy xương sống hay váy in họa tiết bản nhạc với cấu trúc chặt chẽ và kiểu cách đỉnh cao.
Sau Thế Chiến thứ hai, giớ🥀i mộ điệu lại hướng đến những thiết kế đơn giản, mang tính ứng dụng cao của Chanel hơn là tính couture của Schiaparelli. Vào năm 1954 tại Mỹ, sự nghiệp thời trang của Schiaparelli chính thức kết thúc.
Không chỉ đọ ở lĩnh vực thời trang, Chanel và Schiaparelli còn đố💫i đầu nhau ở mảng nước hoa. Mẫu nước hoa "Shocking" trong lọ đồng hồ cát của Elsa từng là sản phẩm cạnh tranh gay gắt với "Chanel No.5" của Coco. Nhưng đến ngày nay, sức mạnh của số 5 huyền thoại đã tỏ rõ đẳng cấp vượt trội.
5. Khóa kéo
Thành🎶 tựu lớn nhất mà Elsa Schiaparelli để lại cho ngành ꦇthời trang thế giới đến ngày nay chính là ứng dụng khóa kéo. Khóa kéo được phát minh từ năm 1893, đến tận năm 1917 chỉ được sử dụng nhỏ giọt trong các sản phẩm giày dép, túi xách và áo khoác hải quân Mỹ.
Đến năm 1933, Elsa đã đưa khóa kéo vào các mẫu thiết kế của mình, cả về thiết kế kiểu dáng lẫn trang trí. Giờ đây, ứng dụng này đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. 𒁃
6. Trang phục biển
Thể hình và sức khỏe là yếu tố quan trọng trong lối sống của người dân giai đoạn này. Với trào lưu tắm nắng thịnh hành, trang phục biển trở thành🐼 một mảng lớn mà giới thời trang không thể bỏ qua. Từ những chiếc áo quấn dạo biển, mũ mềm cho đến đồ bơi dệt kim đều được các nhà mốt tận dụng triệt để.
Đồ bơi tuy vẫn là kiểu một mả🥂nh kín đáo nhưng hầu hết đều ngắn hơn, hở lưng và ôm sát cơ thể để diện tích da được nhuộm nắng là tối đa. Chất liệu cao su dần trở nên phổ biến. Màu sắc trang phục rất đa dạng từ xanh hải quân, nâu da bò, kem, trắng, xám... với các họa tiết nổi bật.
Pyjamas, trang phục trước đây thường𓆉 dùng làm đồ ngủ hoặc cho những bữa tiệc đêm, nay lại được dùng như một kiểu thời trang dạo biển thời thượng rất phổ biến vào những năm 1930. Ống quần suông rộng, có thể loe nhẹ theo phong cách thủy thủ, hay áo dây không tay hoặc cài nút phối cùng áo khoác ngắn, đó là hình ảnh phổ biến của xu hướng th𓂃ời trang này.
Sao Mai