Theo QQ, phim Như Ý truyện chiếu tới tập 12 trên đài Giang Tô nhưng bị ngừng chiếu và được thay thế bằng một chương trình truyền hình. Phim Diên Hy công lược đang phát trên đài Chi🙈ết Giang cũng bị thay bằng chương trình khác.
Một số blogger nổi tiếng lĩnh vực phim ảnh cho hay cơ quan quản lý Trung Quốc ra lệnh cấm phim cung đấu. Tổng cục Báo chí và Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc chưa xác nhận quy định "cấm phim cung đấu" trong khi QQ cho hay các ꦺchuyên gia lĩnh vực phim ảnh phản hồi trái chiều về quy định. Một nguồn tin cho biết trong cuộc họp gần đây, cơ quan quản lý Trung Quốc đưa ra quy định này trong khi chuyên gia khác khẳng định: "Tôi chưa từng nghe quy định đó. Tôi cho rằng tổng cục không can thiệp việc này".
Cuối tuần qua, tờ Bắc Kinh Nhật Báo đăng bài phê phán các phim cung đấu như Chân Hoàn truyện, Mị Nguyệt truyện, Diên Hy công lược, Như Ý truyện... Động thái này được cho liên quan việc nhà đài ngừng phát Diên Hy công lược và Như Ý truyện. Theo tờ này, phim làm phong phú đời sống giải trí song không phù hợp cuộc sống hiện đại, cổ xúy lối sống xa hoa, hưởng lạc. Phim cung đấu còn khiến giới trẻ sùng bái lối sống vương giả, đi ngược m𝐆ỹ đức cần cù, tiết kiệm. Việc ngôn từ cổ như "trẫm", "thần"... gây ảnh hưởng văn phong hiện đại.
Quan điểm trên dấy lên tranh cãi trên Weibo, trong đó nhiều ý kiến phản đối. "Phim không tốt, cơ quan kiểm duyệt có thể yêu cầu sửa nhưng không thể cấm đoán như vậy. Dân thường xem phim chỉ thuần túy giải trí. Hơi chút là nhắc tới đạo đức, mỹ đức, xã hội... Có người nghĩ quá xa rồi", bình luận nhận được 500 like trên Weibo của Bắc Kinh Nhật Báo. "Diên Hy công lược giúp phim Trung Quốc nổi tiếng ở nước ngoài. Xem gì là lựa chọn ꦦcủa khán giả", một người khác bình luận.
Cũng có ý kiến đồng tình quan điểm phim cung đấu ảnh hưởng không tốt. "Thời đại nào rồi mà cứ khaᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚi thác chuyện một ông vua🌳 với năm thê bảy thiếp, không còn đề tài gần gũi hơn ư?", "Một đám đàn bà ganh đua, đấu đá, chẳng có gì thú vị"... các khán giả nhận xét.
Những năm gần đây, Trung Quốc đưa ra nhiều quy định trong sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình, trong đó có hạn chế phim cổ trang. Trong giờ vàng buổi tối, một năm, mỗi đài truyền hình chỉ được phép chiếu hai phim cổ trang. Quy định về hạn mức này dẫn đến một loạt phim quay trước đó phải xếp hàng chờ phát sóng, trong đó có Yêu vô hận, Trọng Nhĩ truyện, Hoan lạc vô song... Theo Sohu, các nhà sản xuất đau đầu vì k😼hông ít trong số đó trở lên lỗi thời, không còn phù hợp thị hiếu của khán giả. Không ít phim phải chuyển sa🐻ng chiếu trên Internet.
Gần đây, dư luận Trung Quốc còn tranh cãi về quy định "sao nam bị cấm đeo hoa tai". Nhiều nam diễn viên, ca sĩ bị che mờ bông t🤡ai trong các show phát trên vô tuyến lẫn q♉ua Internet.