Tối 24/4, tuyển thơ Ta còn em của Phan Vũ ra mắt bạn đọc thủ đô. ꦑDo sức khỏe yếu, nhà thơ không có mặt trong buổi tọa đàm. Nhiều bạn thơ, đồng nghiệp của ông đến tham dự và chia sẻ kỷ niệm. Tuyển tập gồm hai phần. Phần đầu là trọn vẹn bài Em ơi, Hà Nội phốꦕ với 24 khổ, 443 câu thơ, trong có 21 câu được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc.
♈Qua đoạn video chiếu tại buổi gặp mặt, Phan Vũ chia sẻ: "Cụm từ 'ta còn em' trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về". ﷽Đó cũng chính là lý do "Ta còn em" được chọn làm nhan đề cho tuyển tập.
* Nhà thơ Phan Vũ kể kỷ niệm với Hà Nội
Phan Vũ viết những câu đầu tiên của bài Em ơi, Hà Nội phố 🐻vào tháng chạp năm 1972, khi quân đội Mỹ ném bom phá hoại thủ đô. Nhà thơ ♔Du Tử Lê nói rằng tác phẩm đã cho ông những hình ảnh tương phản ngột ngạt giữa một Hà Nội thanh bình xưa và cảnh sơ tán - một Hà Nội trống hoắc, chết nghẹn, hoang vu.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ trước đây, ông cùng Phan Vũ làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam (Hà Nội). Mỗi khi tan làm, cả hai đi bộ trên đường Phan Đình Phùng rồi về Hàng Bún – nơi ở của nhà thơ. “Mỗi lần như vậy, Phan Vũ thường đọc thơ cho tôi nghe. Tất cả những gì anh đưa vào Em ơi, Hà Nội phốܫ tôi đều biết. Ví dụ như tiếng dương cầm trong căn nhà đổ là chỉ tiếng nhạc của cô gái tên Trịnh Thị Nhàn – người Vũ thầm yêu. Sau này, khu nhà của cô Nhàn tan hoang, đổ nát, bị bom đạn phá hủy”, đạo diễn kể.
ℱCùng ý kiến, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng tác giả đã đưa vào thơ cả cuộc sống của ông ở Hà Nội. Mỗi trang viết, mỗi câu thơ đậm chất lãng mạn, tiếc nuối và hoài niệm. Phan Vũ đã rất lâu chưa trở lại thủ đô nhưng bạn bè nói tình cảm của ông dành cho nơi này luôn nồng nàn, tha thiết.
♏Phần hai của tuyển tập là các sáng tác tiêu biểu của nhà thơ qua nhiều năm. ⛄Chủ đề sáng tạo trong thơ Phan Vũ là tình yêu, thế sự và tự họa chân dung. Ông thể hiện tình yêu với vợ đầu – cố diễn viên Phi Nga – qua Bài thơ về một câu hỏi hay phác họa hình dáng vợ hai Diễm Chi trong Chân dung em.
ꦿThơ ông cũng đậm chất hội họa. Trong nhiều sáng tác, độc giả bắt gặp những hình ảnh có mảng màu, hình khối, đường nét. Thuở còn ở Hà Nội, nhà thơ cùng họa sĩ Bùi Xuân Phái từng lang lang khắp thủ đô để tìm nguồn cảm hứng sáng tác. Sau này, Phan Vũ thích vẽ tranh và cách phối màu của hội họa ảnh hưởng đến thơ ông khi lột tả sắc thái không gian, hay màu thời gian. Nhà văn Dương Tường nhận xét: "𝔉Ở tuổi ngoài 90, gã lãng du Phan Vũ mãi mãi là một trẻ thơ tung tăng và lang thang trong mê lộ miên man của miền thi họa”.
Phan Vũ, tên thật là Trần Hồng Hải, sinh năm 1926 tại Hải Phòng. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu, điện ảnh. Năm 1954 ông làm việc tại Hà Nội. Sau ngày đất nước thống nhất, Phan Vũ định cư trong TP HCM. Ông là đạo diễn của Bí mật thành phố cấm, Như một huyền thoại… Kịch bản sân khấu Lửa cháy lên rồi 💟của ông từng đoạt giải nhì của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1955.
* Cẩm Vân hát 'Em ơi Hà Nội phố'
Trọng Trường