Trên thị trường "thời trang ăn liền" (fast fashion), Zara đang là một trong những hãng dẫn đầu. Hãng này được không ít tín đồ yêu thích bởi khả🍃 năng nắm bắt xu hướng nhanh chóng từ các nhà mốt lớn rồi sao chép để bán lại cho khách hàng với giá bình dân. Để giành được lợi thế cạnh tranh, công ty thời trang Tây Ban Nha thường đem bán những mẫu quần áo "nhái" trước các bộ sưu tập mới của các nhà mốt lớn tới vài tuần. Điều này đồng nghĩa vớiജ việc các thương hiệu nổi tiếng sẽ phải chịu sự áp lực lớn cả về bản quyền sáng tạo, thời điểm bán hàng lẫn giá cả.
Tuy vậy, Olivier Rousteing, giám đốc sáng tạo 𝓀của Balmain, lại tỏ ra lạc quan trước việc đồ của mình bị "nhái". Thậm chí, nhà thiết kế còn hết lời khen ngợi cách hãng thời trang bình dân sao chép trang phục từ hãng lớn. "Tôi thích ngắm những bộ trang phục mà Za🌸ra trưng bày ngoài cửa hàng. Chúng là sự kết hợp giữa đồ của Balmain với Celine và Proenza Schouler. Chúng được 'nhái' thật tài tình, thậm chí còn đẹp hơn cả đồ tôi thiết kế. Tôi thích cả cách họ phối quần áo lẫn những thông điệp mà hãng muốn truyền tải qua trang phục", Olivier Rousteing chia sẻ.
Olivier Rousteing cho biết Zara tỏ ra tinh tế khi biết cóp nhặt các chi tiết đẹp từ quần áo của hãng lớn để đưa vào sản ph🌱ẩm của mình. "Tôi rất vui vì đồ của Balmain cũng được sao chép lạ🌟i. Coco Chanel cũng từng nói, nếu bạn muốn mình là duy nhất, hãy chuẩn bị tâm lý cho việc những thứ làm ra sẽ bị người khác bắt chước", nhà thiết kế nói thêm.
Trước đó, không ít nhà thiết kế nổi tiếng đã bày tỏ bức xúc khi bị các hãng thời trang giá rẻ như Zara hay H&M bắt chước ý tưởng. Tom Ford từng tâm sự: "Nhiều thứ tôi làm đều bị Zara nhái lại trắng trợn. Họ nhanh chóng đem chúng ra ngoài cửa hàng để bán trước khi tôi kịp tung ra thị trường". Trong khi đó, hãng Celine cũng từng phải giữ bí mật hình ảnh 🐟bộ sưu tập Resort 2013 trước khi đưa ra ngoài cửa hàng bởi lo sợ bị "copy".
Thành Trương