Cuốn Hồi ký Thương Tín - Một cuộc đời giông bão ra mắt bạn đọc cả nước vào ngày 9/12. Sách được nam diễn viên kỳ cựu và nhà báo, nhà thơ Đinh Thu Hiền thực hiện trong gần hai năm. Thương Tín kể chuyện và Đinh Thu Hiền giúp anh viết lại chuyện đời. Thời gian của cả hai đều rất eo hẹp. Nam diễn viên thường xuyên đi theo các đoàn phim, hoặc nếu rảnh thì tranh thủ về Phan Rang để chăm con gái nhỏ, còn Đinh Thu Hiền phải vừa đi làm trong tòa soạn báo, vừa sắp xếp việc ൩gia đình. Tuy vậy, cả hai đã cố gắng hết sứౠc để cuốn sách kịp ra mắt.
"Tôi xin cám ơn tất cả mọi người 🅷đang cầm trên tay cuốn sách này. Và xin tri ân cả những biến cố trong cuộc đời đã mang đến cho tôi những sắc màu vô cùng phong phú. Nhờ vậy mới có một nghệ sĩ Thương Tཧín mà các bạn đã nghe, đã thấy, đã xem và đã biết", diễn viên Thương Tín tâm sự.
VnExpress trích đăng một số chương trong cuốn sách.
Chương I: Tuổi thơ nhiều biến động
Ba tôi, những năm trước Giải phóng, làm thanh tra y tế vùng nên cứ vài năm lại đưa cả gia đình di chuyển đi các tỉnh sinh sống theo công việc của ông. Từ Quy Nhơn♏, gia đình tôi ra Huế, rồi lại lên Buôn Mê Thuột, và cuối cùng xuống Phan Ra🧔ng. Sự kiện 1975 diễn ra, gia đình chúng tôi đang sống tại Phan Rang nên nhiều người lầm tưởng đây là quê của tôi, nhưng thực ra gốc gác của tôi lại ở tận Phú Yên.
Tôi sinh ra đã khó nuôi. Người ta nói con đầu, cháu sớm được cưng chiều lắm. Là anh đầu của tám người em, tôi đã được cưng chiều như trứng mỏng. Bởi vậy, khi thầy bói 🧸nói cần đưa tôi vô chùa thì mới hy vọng sống qua tuổi 12, thì ngay lập tức, hàng tuần ba mẹ đưa tôi tới chùa và đeo bùa ở cổ. Mỗi tuần, gia đình đều bắt tôi chui đầu vào chiếc chuông chùa bằng đồng rất bự ở trong chùa và gõ ở bên ngoài. Tiếng chuông rền lên, đập vào tai của tôi thanh âm lớn đến mức tôi cảm giác như tiếng chuông xuyên qua màng nhĩ từ tai trái sang tai phải. Những tiếng u u ong ong vang mãi không ngớt, dù cho tôi đã đi ra hẳn bên ngoài. Phải nói là cực kỳ khó chịu, như bị tra tấn. Tôi nhớ mãi điều này bởi nó ám ảnh tôi suốt đời. Để xua đi tà khí, ma quái mà tôi phải gồng người lên chịu đựng. Được một thời gian, mọi người chắc cũng đã chán, chẳng bắt chui vào chuông để gõ nữa, tôi vui mừng đến mức không cách nào tả nổi.
Sau bao nhiêu lần di chuyển cuộc sống cùng với cả nhà, trong tôi đã hình thành ước muốn phiêu lưu, dù cho hầu hết các thành viên của gia đình thì đều theo ng꧅hề y dược. Ba tôi ngày ấy, và các em tôi hiện nay, đều hành nghề y dược, chỉ riêng tôi là dấn thân vào cuộc đời sương gió.
Những ngày còn nhỏ, thời gian sống ở Huế, tôi thường lên chùa Từ Đàm, Nam Giao chơi. Tôi nhớ mãi có một ngày thấy xe tăng chạy đầy đường. Ba tôi ở nhà trùm mền kín mít để nghe radio. Đó là năm 1963, diễn ra sự kiện đảo chính Ngô Đình Diệm và đàn áp Phật giáo. Nhưng tôi vẫn ngày ngày lên chùa chơi. Ở ngay dốc Nam Giao là căn nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ngôi nhà đó rất nhỏ, tôi biết rõ đến từng đường viền rêu ở ngoài bờ tường, nằm mang dáng vẻ khá cô đơn. Sau này ở Sài Gòn tôi mới gặp được anh Sơn, khi anh đã nằm trên giường bệnh. Hai anh em tôi mạn đàm rất nhiều chuyện, từ kim sang cổ, từ Đông sang Tây và các thông tin xưa kia gắn kết với nhau. Tôi nghiệm ra được điều này, vạn sự trên đời đều có cái duyên định trước. Vì sao trong hàng ngàn hàng vạn người trên cõi đời này, ta lại gặp người này mà không phải là người kia; vì sao phải là sự vật này mới gắn được vào đúng người đó, chứ không phải là sự vật khác hoặc ai𓆏 khác?!
Có một bữa, năm tôi 12 tuổi, cả gia đình làm tiệc lớn linh đình, cúng heo quay và chuẩn bị rất nhiều đồ cúng khác. Người thân người quen ra vào tấp nập. Tôi lăng xăng chạy tới chạy lui, cứ từ nhà xuống bếp rồi từ bếp ra sân. Cuối cùng không giấu được sự tò mò, tôi hỏi mẹ: “Đám giỗ ai mà lớn vậy mẹ?”. Bà trả lời: “Thì đám giỗ con chứ ai!”. Cách bà nói trịnh trọng khiến tôi đứng tim vì sợ. Nhưng tôi cứ nghe vậy thôi mà không hiểu lắm. Chắc thấy vẻ mặt ngơ ngác của con trai, mẹ giải thích: ngày trước thầy bói nói nếu gia đình nuôi tôi qua được 12 tuổi thì cần làm đám giỗ để tạ ơn Trời Đất. Bởi tôi là đứa trẻ có số phận đặc biệt. Việc sống việc chết, việc vinh việc nhục💙 cứ như trò chơi nhẹ nhàng hoán đổi, chẳng biết đâu mà lần.
Nghe 🃏thầy bói phán vậy, mẹ tôi phát sốt phát rét. Suốt bao nhiêu năm nuôi thằng con trai là tôi, dù đã rất ngay ngắn và chỉn chu đưa vô chùa làm phép 🐲đều đặn, nhưng mẹ tôi vẫn hồi hộp đến khó thở. Bà nói đã đếm từng ngày, từng ngày trôi qua, chờ mong tôi 12 tuổi để làm đám giỗ lớn, tiễn đi những điều xui xẻo. Và bữa nay thì nhất định phải cúng heo quay chứ không thể nào khác được.
Sau khi qua được vận hạn của tôi, gia đình tôi ch🌞uyển lên Buôn Ma Thuột theo công việc của ba. Mẹ tôi vui mừng vô cùng. Bà tin tưởng chắ💎c chắn rằng, từ giờ trở đi tôi sẽ có một cuộc sống yên ổn và sức khỏe viên mãn.
Sự nghiệp học hành của tôi rất oái oăm. Tôi vào dạng học tài thi phận. Trong trường, tôi học 🗹giỏi tất cả các môn, giỏi toàn diện cả Văn lẫn Toán, luôn là người đứng đầu lớp. Ba mẹ tôi đều vô cùng hãnh diện về con trai mình. Và trong con mắt họ, tôi là một cậu bé mang về nhiều vinh dự cho gia đình.
Lần đó tôi đi thi để quyết định vô tr☂ường công được hay không. Nếu đậu, thì học không tốn tiền, nếu không thì phải vô trường tư hoặc bán công. Bình thường tôi học giỏi lắm, ấy thế mà trong kỳ thi ấy, chẳng hiểu sao tôi lại không làm đúng bài thi Toán. Đáp số ra trớt quớt.
Vì những tréo ngoe ấy, mà cả những tháng năm sau này, đời tôi chưa từng sở hữu bằng cấp nào cho ra hồn. Đến mức khi thi đậu vào Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, khoa Thoại kịch năm 1971 – 1975, đáng lẽ tôi sắp tốt nghiệp rồi thì Sài Gòn giải phóng. Bao nhiêu bi🦄ến động diễn ra. Chúng tôi tạm thời ngưng mọi chuy♌ện học hành lại. Tới khi một chế độ khác được thiết lập, tưởng chỉ cần tiếp tục học thêm chút ít nữa là xong, nhưng ai dè các thầy trong trường nói phải học lại từ đầu. Vậy là tháng 7/1975, tôi đành lót tót cắp cặp đi học tiếp, khoa Kịch nói của Trường Nghệ thuật sân khấu TP HCM. Và sau này, vì chuyện tình cảm cá nhân, tôi lại ra khỏi trường khi chưa cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay.
Còn tiếp...