Chương trình "Ngày trở về" diễn ra ở tầng thượng tòa nhà cao nhất Hà Nội, Đại học Xây dựng và quán cà phê 1995 Buctuong Story - ba địa điểm gắn bó với Trần Lập và Bức Tường. Quán cà phê 1995 Buctuong Storyꦏ ℱra đời năm 2017, một năm sau khi Trần Lập mất. Sinh thời, anh cùng hai người bạn là Trần Tuấn Hùng và Trần Nhất Hoàng đã lên ý tưởng thực hiện một không gian dành cho những người yêu Rock. Quán trưng bày nhiều hiện vật gắn với thủ lĩnh quá cố của nhóm, được nhiều fan vꦍí von như "bảo tàng" của Bức Tường. Đại học Xây dựng là nơi các thành viên Bức Tường gặp gỡ, cùng thành﷽ lập ban nhạc hồi năm 1995. Trường cũng là một trong những "cái nôi" khởi nguồn của trào lưu Rock sinh viên.
Ngoài hai địa điểm trên, sân khấu chính chương trình được đặt ở tầng thượng tòa nhà cao nhất Hà Nội với sự tham gia của gần 150 khán giả. MC Đinh Tiến Dũng chia sẻ: "Nhiều người trách chúng tôi vì chọn địa điểm tổ chức nhỏ thay vì các sân vận động với sức chứa hàng nghìn người. Thực ra kh꧙i còn sống, anh Lập luôn mơ ước được một lần hát ở nóc một tòa nhà thật cao. Hai năm kể từ ngày anh ra đi để chuyển đến một nơi ca💖o hơn và hát ở đó, chúng tôi quyết định thực hiện ước muốn của anh. Đây cũng là cách để chúng tôi được gần với anh hơn".
* Hoàng Mario, Tạ Quang Thắng hát "Cây bàng"
Không có những giọt nước mắt, Ngày trở về truyền tải thông điệp về sức lan tỏa của âm nhạc. Ở cả ba điểm cầu, hơn 1.000 khán giả đã có lúc cùng nhau hòa giọng các ca khúc quen thuộc của Bức Tường, cùng đắm mình vào không gian âm nhạc𓄧 gợi nhiều hoài niệm một thời tuổi trẻ.
Từ quán cà phê 1995 Buctuong Story, MC Lại🐎 Văn Sâm chia sẻ khi Trần Lập qua đời, anh hơi lo vì không biết ai là nღgười gìn giữ ngọn lử🌞a của ban nhạc. Thế nhưng, sau đó anh nhận ra âm nhạc của Bức Tường sẽ sống mãi và được kế thừa bởi những người khác.
Tuấn Hùng từng nói anh sẽ không bao giờ đánh bản Mắt đen cho người khác hát ngoài Trần Lập. Thế nhưng An Nguyên - con trai anh đã học được bản đàn này. Cậu đệm cho một người bạn của mình là Hoàng Duy. Trong không gian của 1995 Buctuong Story, tiඣếng đàn của An Nguyên và giọng hát của Hoàng Duy vang lên, gợi nhớ hình ảnh Trần Lập và Tuấn Hùng năm nào. "Âm nhạc, sự hoạt động của ban nh♛ạc, sự nghiệp của Bức Tường như một dòng chảy", MC Lại Văn Sâm bày tỏ.
* Tuấn RC hát "Men say"
Trên sân khấu Đại học Xây dựng - nơi quy tụ khoảng 900 khán giả, ban nhạc của trường biểu diễn Bình minh sinh viên - một trong những ca khúc đầu tiên Bức Tường hát ở chương trình SV đình đám một thời. Nhắc lại n♐hững kỷ niệm về Bức Tường và Trần Lập, thầy Phạm Duy Hòa - hiệu trưởng Đại học Xây dựng chia sẻ: "Tối nay, tôi có cảm giác được trở lại không khí cách đây hơn 20 năm, khi ban nhạc Bức Tường vẫn còn ở trường. Khi Bức Tường được thành lập, nghe những ca khúc của nhóm, chúng tôi ngày càng bị cuốn hút". Khi được hỏi "Nếu như Trần Lập có ở đây ngày hôm nay, thầy mong muốn nhắn nhủ gì với anh ấy?", thầy Duy Hòa khẳng định: "Tối nay, anh Trần Lập đang ở đây. Với cậu ấy, tôi có niềm tin tuyệt đối. Chúng ta không phải nói༒ gì đâu".
Ngay sau chia sẻ của thầy Duy Hòa, sân khấu chính tại tầng thượng tòa nhà cao nhất Hà Nội mưa nhẹ. Ban nhạc và khán giả đồng loạt giơ cao tay đón mưa. Trần Tuấn Hùng xúc động, rớm n💛ước mắt. Trước đó, anh chia sẻ dân chơi Rock không sợ mưa bởi mưa giống như một ch⛦ất xúc tác để cảm xúc thă🎐ng hoa.
Trên sân khấu chính, ban tổ chức chương trình vẫn để một chiếc micro trống cho thủ lĩnh quá cố của nhóm Bức Tường. Các giọng ca như Uyên Linh, Tạ Quang Thắng, Hiếu RC, Hoàng Lân... thể hiện các ca khúc quen thuộc, gắn với tên tuổi Bức Tường như Bông hồng thuỷ tinh, Ngày khác, Hoa ban trắng, Cây bàng... Guitarist Tuấn Hùng - người bạn đồng hành với Trần Lập từ những ngày đầu thành lập nhóm - chia sẻ: "Nhiều fan luôn phản đối ca sĩ khác hát🎃 nhạc Trần Lập. Có một số bạn trẻ nói rằng họ thà cắm tai nghe thưởng thức các bản thu cũ còn hơn nghe người khác biểu diễn nhạc của anh. Tôi nghĩ rằng các bạn hãy mở lòng ra✅. Khi các sáng tác của anh Lập được nhiều ca sĩ biểu diễn, điều đó đồng nghĩa với việc âm nhạc của anh đang sống và được kế thừa, tiếp nối".
* Uyên Linh hát "Bông hồng thủy tinh"
Uyên Linh, Tăng Ngân Hà là hai "bóng hồng" của chương trình. Hai giọng ca bước ra từ chương trình Vietnam Idol mang đến màu sắc mới khi thể hiện các ca khúc Rock bụi bặ🍷m. Uyên Linh tâm sự khi còn là sinh viên Học viện Ngoại giao, buổi tối, cô và bạn bè hay nghe nhạc Bức Tường ở một quán cà phê tại Chùa Láng, Hà Nội. Một lần, cô mải vui và quên giờ giấc. Khi về đến ký tú🐭c xá, cửa đã đóng khiến Uyên Linh phải trèo tường vào. Uyên Linh hát Bông hồng thuỷ tinh theo phong cách acoustic cùng phần🔯 đệm của guitarist Tuấn Hùng. Giọng ca ngọt ngào của cô lột tả trọn vẹn nét trữ tình của ca khúc. Trong khi đó, Tăng Ngân Hà thể hiện đúng tinh thần Rock♔ bụi bặm qua sáng tác Chơi vơi. Chất♈ giọng trầm, dày, hơi khàn của cô cꦉhinh phục khán giả.
Nhiều ca khúc của Bức Tường được là☂m mới, kết hợp với các nhạc cụ dân tộc và hiện đại như Men say (sáo trúc), Ngày hôm qua (violin), khiến khán giả thích th😼ú. Guitarist Trần Tuấn Hùng chia sẻ khi còn sống, Trần Lập từng mơ ước thực hiện một đêm nhạc giao thoa giữa Rock và nhạc giao hưởng. Nhóm đang dần hiện thực hoá ước mơ của anh.
Gần cuối chương trình, Hoàng Mario - cựu thành viên Bức Tường - thể hiện ca khúc Cây bàng. "Tôi muốn chia sẻ câu chuyện về một cái cây vẫn 🎉còn vẹn nguyên sau tháng năm, dù những chiếc lá đã rơi rụng. Đó là tinh thần của Bức Tường, tinh thần sống, cống hiến đến hết mình, đến cuối cùng vẫn luôn nở nụ cười trên môi", Hoàng Mario nói trước khi biểu diễn.
Liveshow Ngày trở về kết thúc lúc gần 21h. Nhiều khán giả hài hước hỏi ban tổ chức: "Bây giờ chương trình mới bắt đầu đúng không?". Một số nhóm bạn rủ nhau tiếp tục tụ tập để hát các ca khúc của Trần Lập. Vài người di chuyển đến quán cà phê 1995 Buctuong Story để hàn huyên.
"Tôi không thể tưởng tượng được nhóm nhạc sẽ trình diễn ra sao khi thiếu anh Trần Lập. Thế nhưng, tôi đã nhầm. Anh vẫn còn sống qua âm nhạc củaℱ chính mình, qua lời ca của bạn bè, người thân, qua ngọn lửa nhiệt huyết chính anh để lại", Hương Giang - sinh viên Đại học Xây dựng chia sẻ.
Hà Thu