Theo thông lệ, đúng ngày Rằm tháng Giêng, Ngày thơ Việt Nam lại diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Năm nay, Ngày thơ trùng với Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương và Hội nghị Quảng bá Văn học Việt nên có🎃 sự tham gia của nhiều khách mời nước ngoài.
Trong bài diễn văn khai mạc sáng 5/3 (Rằm tháng Giêng), nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nói: "Vào giờ này, trên 100 địa điểm trong cả nước đ♌ang diễn ra hoạt động của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 13 với chủ đề hướng về biển đảo Tổ quốc. Riêng 🍒tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngày thơ có sự tham gia của 150 nhà thơ, nhà văn, dịch giả văn học nước ngoài đến từ 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là một hình ảnh sống động chứng tỏ thơ ca có khả năng thu hẹp kỳ diệu mọi khoảng cách".
Ông Salmauy - Tổng thư ký Hội Nhà văn Á Phi, Quốc vụ khanh Văn hóa, Chủ tịch Hội Nhà văn Ai Cập - phát biểu tại Lễ khai mạc: "Tôi đang ở một đất nước đầy thi sĩ, văn chương. Quả thật, Việt Nam là đất nước🉐 của t🥂hơ ca, của hòa bình, của tình yêu bao la".
Nhà văn Luginov Nikolai Alekseyevich - đồng Chủ tịch Hội Nhà văn Nga - nói: "Tôi rất ấn tượng về Ngày thơ Việt Nam. Ở đây hội tụ được nhiều người đọc, người nghe và yêu thơ. Tôi khâm phục và có phần ghen tỵ vì không khí này. Trước đây Liên Xô là quốc gia thơ ca, nhưng khoảng 25 năm trở lại đây người ta 🙈không chú ý nhiều tới thơ nữa. Bởi vậy việc Việt Nam giữ được truyền thống thi ca là một điều rất đáng trân trọng".
Ông Khamis Al- Adawi - Chủ tịch Hiệp hội Nhà văn Vương quốc Oman - cũng rất hào hứng. Ông nói: "Tôi cả♍m thấy đây là một sự kiện đặc biệt, rất thú vị. Đến đây, tôi được nghe nhiều bài thơ của Việt Nam và từ nhiều nước trên thế giới. Đất nước chúng tôi chưa bao giờ có ngày thơ như thế này".
Trong khi các khách mời qu🥂ốc tế hào hứng, một số nhà thơ và người yêu thơ trong nước lại chưa hài lòng với sự kiện năm nay. Phần lớn nhà thơ Việt khi được hỏi đều cho rằng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 13 trở nên sôi nổi bởi sự tham gia của các vị khách quốc tế, song khâu tổ chức chưa chuyên n🎃ghiệp.
Nhà thơ Hoàng Trần Cương nói ông tham gia đủ cả 13 hội thơ, mỗi lần tổ chức lại có thay đổi đẹp hơn năm trước. Tuy nhiên, tác giả trường ca Trầm tích đánh giá sự kiện năm nay thiếu điểm nhấn: "Chủ đề 'Hướng về biển đảo' có được nhắc tới nhưng các chương trình, tiết mục đều là đọc thơ chung chung, không có điểm sá✨ng để gây ấn tượng".
Ngày thơ được tổ chức với các tiết mục đọc xen kẽ phần trình diễn ca múa nhạc. Số nhà thơ nước ngoài lên sân khấu đọc thơ gấp đôi ti♛ết mục đọc thơ bằng tiếng Việt. Trong khi, khâu dịch thuật chưa được chuẩn bị chu đáo, chỉ có một người dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau khi nhà thơ nước ngoài đọc trên sân khấu, người phiên dịch nghe rồi chuyển ngữ trực tiếp. Thậm chí, có đoàn nhà thơ Thái Lan lên sân khấu đọc bằng tiếng Thái, sau đó một người phiên dịch sang tiếng Anh, và cuối cùng một người phiên dịch khác dịch bài thơ sang tiếng Việt. Phần dịch thuật qua một ngôn ngữ trung gian, và dịch trực tiếp như vậy khiến cho cái hay trong nhịp điệu, hình ảnh của thơ ca không được truyền tải trọn vẹn.
Nhà thơ Trần Nhương, đã có 10 năm tham dự Ngày thơ, cho rằng, chương trình năm nay lặp lại mọi năm, gồm đọc thơ, thả thơ mà chưa có gì đổi mới. Ông nhận xét: "Có các nhà thơ quốc tế nên sự kiện có phần rộn rã hơn, nhưng lại thiếu chương trình ha🔴y. Khâu tổ chức thiếu chuyên nghiệp, bởi các nhà thơ quốc tế đến đây đọc thơ, mà phần thơ của họ chưa được dịch cho kỹ, chu đáo". Trần Nhương góp ý: "Đáng ra nên có phần dịch thơ từ trước, sau đó khi các nhà thơ nước ngoài đọc thì cho chiếu phần thơ của họ bằng tiếng Anh, bằng tiếng Việt lên máy chiếu để mọi người tiện theo dõi. Chứ ở đây, cứ nhà thơ của nước nào đọc, thì người nước đó nghe, còn lại chẳng mấy ai hiểu gì".
Trong những năm trước, các tiết mục trình𒁏 diễn tại Sân thơ trẻ trở thành một điểm nhấn. Nhưng năm nay, việc không tổ chức Sân thơ trẻ gây ra sự hụt hẫng cho cả nhà thơ và người yêu thơ. Nguyễn Minh Cường - người từng tham gia Sân thơ trẻ những năm tr෴ước - nhận xét: "Ngày thơ năm nay bị chi phối bởi Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương nên các hoạt động có phần ồn ào. Riêng chúng tôi (chỉ những nhà thơ trẻ) thì hơi buồn". Anh cho biết, nhóm những người đã tham gia Sân thơ trẻ qua các năm gồm Phan Huyền Thư, Thụy Anh, Anh Vũ, Phong Điệp, Lữ Mai, Du Nguyên... sẽ tổ chức một chương trình thơ riêng: "Thật ra, người làm thơ thích ngồi một chỗ, rồi đọc thơ cho nhàn nhã. Năm nay, các nhà thơ trẻ tới đây (Văn Miếu) để lấy tinh thần, sau đó sẽ tới nhà Phan Huyền Thư tổ chức một hội thơ riêng".
Đúng như Nguyễn Minh Cường nhận định, sự kiện tổ chức to hay nhỏ thì nhiều người vẫn tới Văn Miếu vào Rằm tháng Giêng để lấy tinh thần. Điều đó trở thành một nét đẹp, truyền thống của những người yêu thơ. Bởi thế, có nhiều người lꦇặn lội từ các tỉnh Lạng Sơn, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng... về Văn Miếu tham dự. Trong dòng người ấy, cô Nguyễn Lệ Hằng chia sẻ: "Tôi vào Vũng Tàu sống đã 10 năm, năm nào cũng rất nhớ tới hội thơ vào mùa xuân. Bởi thế năm nay tôi ra Hà Nội tham dự. Tôi không 🐭làm được thơ nhưng lại thích đọc thơ. Tôi rất tự hào về truyền thống thơ ca của nước mình, và sẽ cho con cháu ra Hà Nội để tham dự Ngày thơ năm sau".
Lam Thu