Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Hoàng qua đời ở tuổi 55, tại TP HCM sau thời gian trị ung thư. Qua khoảng 30 năm gắn bó với sân khấu, phim ảnh, cố nghệ sĩ để lại dấu ấn trong vai trò diễn viên, đạo diễn và cả biên kịch. Nhưng dấu ấn sâu đậm nhất của anh là vai trò "cha đẻ" vở Dạ cổ hoài lang - một trong những vở kịch kinh điển của làng sân khấu phía Nam. Ra mắt lần đầu vào năm 1994, đến nay, kịch diễn hơn 1.000 suất, đoạt bốn huy chương vàng cho bốn diễn viên trong Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn qu🔯ốc 1995. Báo chí thời đó ghi nhận cảnh khán giả thành thị, miệt vườn xếp hàng thật dài ở sân khấu Nhà hát nhỏ 5B Võ Văn Tần ♎chờ mua vé. Kịch diễn mỗi ngày ba suất vẫn không phục vụ ღhết nhu cầu người xem.
Về cơn sốt Dạ cổ hoài lang một thời, đạo diễn Lê Hoàng nhận xét vui: "Dân Sài Gòn sành kịch mà chưa xem Dạ cổ hoài lang do Thành Lộc, Việt Anh... đóng thì chả khác gì dân đua xe chưa ra xa lộ, dân đá banh chưa chạy trên sân cỏ và dân hoa hậu chưa nhìn thấy vương miện bao giờ". Đạo diễn Hồng Dung - Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM - gọi tác phẩm là "đỉnh cao trong sáng tác của T🐼hanh🐭 Hoàng" bởi nó thấm đẫm tính nhân văn và chạm sâu sắc đến trái tim khán giả.
* Trích đoạn "Dạ cổ hoài lang" do Thành Lộc, Việt ꦕAnh thể hiện
Bản dựng đầu tiên của Dạ cổ hoài lang do Công Ninh thực hiện với diễn xuất của Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân, Quốc Thảo. 5B thuộc loại sân khấu khó diễn vào bậc nhất của Sài Gòn bởi sàn diễn hòa làm một với hàng ghế khán giả, khoảng cách giữa nghệ sĩ và người xem rất gần. Thế mà, cặp bài trùng Thành Lộc, Việt Anh đã khiến hàng trăm người xem bật cười rồi rơi nước mắt trước tình huống của hai ông già xa quê nửa vòng trái đất. Trường đoạn ông Tư (nghệ sĩ Thành Lộc) mời ông Năm (nghệ sĩ Việt Anh) sang nhà ăn giỗ người vợ với ꧟chỉ có chiếc bánh kem và vài nén hương đã khắc sâu trong ký ức nhiều người về một lối diễn chân chất, tung hứng mảng miếng bi, hài đậm chất người Nam bộ.
Cuộc cãi cọ giữa ông Năm và ông Tư không chỉ bộc lộ sự lẩm cẩm đáng yêu của những người già cần con cháu bên cạnh, mà ẩn đằng sau những câu thoại tưởng như tưng tửng, bất chợt ấy là một sự thấm thía về những biến động lớn trong giá trị của đời sống tinh thần, bản sắc dân tộc, của va chạm thế hệ, hệ tư tưởng, của nỗi hoài hương sâu thẳm trong lòng mỗi con người sống xa đất nước. Cái chau mày của Việt Anh, cái lấy hơi của Thành Lộc trước khi cất giọng bản cổ nhạc kinh điển "Từ là từ phu tướng", cái ôm chặt của hai ông bạn già... đã làm ꧅khán phòng nhỏ 5B ngày nào vang lên tiếng nấc của khán giả, đã làm cho sân khấu TP HCM một thời được sống đúng nghĩa với nơi gọi là "thánh đường nghệ thuật".
Thanh Hoàng viết kịch bản Dạ cổ hoài lang khi còn rất trẻ, mới vào nghề và khi đó anh chưa từng có dịp ra nước ngoài. Nhưꦍng anh đã viết nên những câu thoại khiến người ly hương, người ở lại đều tìm thấy được sự đồng cảm. Vở diễn ăn khách vì mang hơi thở thời cuộc. Đó là giai đoạn nhiều Việt kiều muốn q🍬uay về quê hương, còn ở trong nước có rất nhiều người đang mong đoàn tụ cùng gia đình ở hải ngoại. Tác giả đã đọc n✱hững bàဣi báo, lắng nghe những câu chuyện, lời kể và tâm sự để chắt lọc ý tứ cho vở diễn.
Năm 1995, Dạ cổ hoài lang được trình diễn lần đầu cho các nghệ sĩ gạo cội ở Hà Nội xem. Là tên tuổi mới, Thanh Hoàng bất ngờ khi kịch được hoan nghênh, khán giả ùa lên sân khấu tặng hoa, mắt ai nấy đỏ hoe. Theo thời gian, vai ông Tư của Thành Lộc từng được ch꧋ính nghệ sĩ T♑hanh Hoàng, Hoài Linh, Lê Vũ Cầu thay nhau đảm nhận. Đến năm 2014, sân khấu kịch Idecaf ngỏ ý với Thanh Hoàng để dựng lại vở kịch nhằm đánh dấu 20 năm ra đời. Vậy là Dạ cổ hoài lang trở về với "ông Tư" Thành Lộc. Việt Anh đóng vai ông Năm, vàꦉ sa🍒u đó Hữu Châu thử sức với vai này.
Diễn viên Minh Trang - người từng có thời gian🅷 cộng tác với Thanh Hoàng ở sân khấu kịch 5B - chia sẻ: "Lần đầu xem vở này, tôi đã ngỡ ngàng vì không nghĩ Hoàng có thể viết được một câu chuyện chân thực đến thế. Tôi đã khóc rất nhiều khi xem phiên bản dựng của sân khấu 5B lẫn Idecaf. Mỗi phiên bản đều có cái hay riêng. Phiên bản mới phóng khoáng hơn, Thành Lộc - Hữu Châu tung hứng quá ăn ý nhưng vẫn không làm mất đi cái hồn của câu chuyện".
Vở cũng được đi lưu diễn ở Mỹ vào năm 2016 và gây ấn tượng vớ𒀰i khán giả hải ngoại. Năm 2017, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ra mắt phim điện ảnh Dạ cổ hoài lang với kịch bả🐽n chuyển thể từ vở diễn, một lần nữa chứng minh sức sống mạnh mẽ của 💙tác phẩm này. Trong phim, NSƯT Thanh Hoàng được đạo diễn Dũng "khùng" mời đꦉóng một va𝕴i nhỏ như một cách tôn vinh "cha đẻ" của kịch bản gốc.
Ngoài Dạ cổ hoài lang, Thanh Hoàng còn có Nợ đời, Trầu cau, Cha yêu, Con nhà nghèo… những kịch bản ăn khách t🍨rên sân khấu và phim truyền hình. Đạo diễn Hồng Dung chia sẻ: "Thời đi học ở trường Sân khấu Điện ảnh, Hoàng luôn rất nghiêm túc trong việc học hành, tr💙ui rèn bản thân qua từng đề tài chứ không đꦯơn giản là trả bài cho thầy cô. Chính sự khắt khe ấy đã tạo nên một Thanh Hoàng có tư duy sâu sắc của người biên kịch".
Trước đây, khi sân khấu 5B gặp khó khăn, nhiều người rủ Thanh Hoàng sang sân khấu mới. Nhưng anh vẫn ở lại và dành toàn bộ những gì mình có 💛để góp phần vực 5B vượt qua. Anh đảm nhận v♒ai trò điều hành sâꦦn khấu nhỏ, vừa đạo diễn, vừa viết kịch bản, vừa là꧙ người chọn nhạc cho kịch và là diễn viên.
Thanh Hoàng từng tâm sự trong hơn 1.000 suất diễn trên sân khấu lẫn phiên bản điện ảnh của Dạ cổ hoài lang, anh luôn ẩn mình trong đám đông để xem và cảm nhận tình cảm của khán gi𒆙ả dành cho tác phẩm c💞ủa mình. Giờ đây, kể cả khi anh đã mất, nhiều bạn bè, đồng nghiệp v🐽ẫn tin anh mãi hiện diện qua những vở kịch, bộ phim đã để lại cho đời.
Vân An - Thoại Hà