Cuố🅠i thập niên 1950, sau khi giải phóng Thủ đô, nhiều rạp chiếu bóng được xây dựng tại Hà Nội với mục đích tuyên truyền - phổ cập văn hóa, đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân. Hà Nội từng có tới gần 20 rạp chiếu thuộc quản lý của nhà nước. Những cái tên như Đại Đồng, Đại Nam, Mê Linh, Kinh Đô, Dân Chủ, Majestic (Tháng Tám), Kim Đồng, Ngọc Khánh, Sinh Viên, Đặng Dung, Bạch Mai, Fafilm Cinema, Fansland, Trung tâm Chiếu 𝕴phim Quốc gia… lần lượt xuất hiện trong gần nửa thế kỷ và được ví như “thiên đường” của những người yêu phim.
Những rạp chiếu bóng “thiên đường”
Thời kỳ đầu, các phim được chiếu chủ yếu là phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam như Chị Tư Hậu, Chung một dòng sông, Ngày lễ Thánh… hay những bộ phim của Liên Xô, Tiệp Khắc cũ – những nền điện ảnh trong khối Xã hội Chủ nghĩa. Ông Mai Như Bình, một khán giả sinh năm 1954, hồi tưởng: “Khi còn là một cậu bé, thi thoảng tôi được ra rạp chiếu bóng xem phim. Những phim của Liên Xô cũ như Khi đàn sếu bay qua làm tôi nhớ mãi. Các rạp khi ấy cũng chiếu rất nhiều phim giả tưở🐼ng, thần thoại với kỹ xảo đơn sơ nhưng đủ để khiến trẻ em thời đó phấn khích, sung sướng”.
Rạp Tháng Tám và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia được coi là những rạp chi💞ếu “sang, chảnh” nhất thời bấy giờ bởi vị trí đẹp, các phòng chiếu lớn. Trong thập niên 1980 - 1990, nhiều bộ phim Ấn Độ, Hong Kong được chiếu liên tiếp nhiều suất mà vẫn bị “cháy vé”. Thậm♒ chí ở rạp Tháng Tám lúc đó, nhiều người còn chấp nhận xếp hàng qua đêm hoặc mua đắt của phe vé để có thể vào xem một tác phẩm điện ảnh ca nhạc của Bollywood.
Rạp Khăn Quàng Đỏ ở Cung Thiếu nhi là nơi sinh hoạt thường xuyên của nhiều thế hệ học sinh tiểu học với các phim thiếu nhi, phim hoạt hình. Rạp Ngọc Khánh, hoạt động từ đầu thập niên 1990, vốn là nơi đầu tiên chiếu phim 3D nổi. Trong khi đó, Fafilm Cinema từng là đơn vị sở hữu bản quyền của nhiều bộ phim hành động Hollywood như Mission Impossible 2 (Nhiệm vụ bất khả thi 2), Pearl Harbour (Trân Châu Cảng) và đe🃏m về Việt Nam phát sóng sau thị trường Mỹ trong khoảng hai đến bốn tháng.
Trong giai đoạn 1990 - 2000, rạp Dân Chủ là điểm đến yêu thích của nhiều học sinh - sinh viên bởi giá vé khuyến mại liên tục. Thậm chí có những thời kỳ như 2001 - 2002, các suất chiếu trưa đông nườm nưꦗợp học sinh bởi một đôi vé chỉ có giá 15.000 đồng. Chất lượng chiếu bóng lúc đó của rạp Dân Chủ được xếp vào loại tốt nhất với hình ảnh sắc nét, thuyết minh rõ ràng, ghế ngồi thoải mái và không gian ấm cúng.
Thời kỳ hoàng kim của các câu lạc bộ điện ảnh
Ngày trước, các꧃ rạp chiếu bóng không chỉ là nơi kinh doanh mà còn có những hoạt động cộng đồng bổ ích để đưa nghệ thuật thứ bảy đến gần với khán giả thông qua những câu lạc bộ điện ảnh. Vào năm 1994, một rạp chiếu phim nhỏ mang tên Fan💜sland đã ra đời ở con phố Lý Thường Kiệt, từ ý tưởng của anh Nguyễn Quang Dũng (tức Dũng Digital) - một kỹ sư khoa học - và bạn bè kết hợp với hãng phát hành phim Quân đội, Tổng cục Chính trị.
Nơi đây trở thành điểm hẹn văn hóa khi trình chiếu các bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới, các phim nghệ thuật châu Âu. Các tác phẩm sau đó còn được đem ra “mổ xẻ” về ý nghĩa, thông điệp, phoꦍng cách tác giả và dần truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ hoạt động điện ảnh tại Việt Nam. Các sinh viên điện ảnh của thập niên 1990 chắc sẽ không thể nào quên cái phòng chiếu cũ được sửa chữa lại nhưng không khí luôn rạo rực trong mỗi buổi chiếu cùng những bộ phim mà trước đó, nhiều người chỉ có dịp nghe tên chứ chưa được xem bao giờ.
Nếu như Fansland hướng đến những bộ phim nghệ thuật, những phim kinh điển thì câu lạc bộ điện ảnh của Fafilm Cinema vào đầu thập niên 2000 lại là nơi cập nhật những phim giải trí mới nhất. Cứ đến 5h chiều thứ bảy hai tuần một lần, nhiều cô cậu học sinh hay cả những khán giả luống tuổi đã đạp xe hay ngồi xe bus gần chục km tới 19 Nguyễn Trãi để xem những phim sắp được phát hành. Câu lạꩲc bộ của Fafilm Cinema quy tụ tới gần 100 thành viên, ở đủ lứa tuổi từ học sinh trung học cho tới các cụ ông, cụ bꦜà 70 tuổi.
Các phim giải trí đình đám thời này như Charlie’s Angels 2: Full Throtte, Pearl Harbour, The Lord of the Rings: The Fellowship of the Rings hay cả 2 Fast 2 Furious đều được chiếu ở câu lạc bộ từ trước khi ra rạp chính thức. Sau buổi chiếu, các thành viên được phát tờ nhận xét về diễn xuất, câu thoại yêu thích hay những góp ý về nội dung phim. Đôi khi, câu lạc bộ còn chiếu nhiều phim tình cảm của Hàn Quốc như Yêu trong một ngày, Em là ai, Giai điệu tình yêu khiến cho nhi𝓀ều thiếu nữ phải sụt sùi, thổn thức.
Trong giai đoạn này, nhiều diễn đàn về điện ảnh mọc lên trên Internet như Moviesboom, dienanh.net, Yxine hay Movie fan club của mạng Trái tim Việt Nam Online (TTVNOL). Các bạn trẻ yêu điện ảnh trong những cộng đồng này cũng tự tổ chức những buổi offline để xem phim, trao đổi, bình luận và truyền lửa đam mê phim ảnh tới c🃏ác thành viên khác. Rạp Quân Đội ở Lý Nam Đế từng là điểm hẹꦏn của nhiều nhóm bạn trẻ yêu phim.
Anh Trần Khánh Hưng, một thành viên của Movie fan club, nhớ lại: “Hoạt động mạnh từ khoảng năm 2003 đến 2007, rạp Quân đội có nhiều lợi thế như chỗ gửi xe thuận t🧸iện, rạp lớn chứa tối đa 350 khán giả, có sân khấu để tổ chức được sự kiện, màn ảnh rộng, hệ thống loa cộng hưởng rất tốt vì sử dụng các ống kim loại để cộng hưởng âm giống như hệ thống âm thanh để chơi đàn trong nhà thờ. Rạp có thể chiếu phim từ nguồn DVD, giá thuê cũng rẻ, chỉ khoảng hai triệu đồng cho một buổi. Câu lạc bộ của chúng tôi từng thuê chiếu những bộ phim do các thành viên lựa chọn, tự dịch và thuyết minh. Mãi sau này, vẫn có nhiều bạn nhắc tới câu lạc bộ thời ấy với một vẻ tiếc nuối”.
Khi “thiên đường” bị thử thách bởi thời gian
Năm 2005, khi những rạp chiếu phim tư nhân bắt đầu xuất hiện, đem theo những trải nghiệm điện ảnh mới - hiện đại, tiện nghi hơn, các rạp chiếu nhà nước đứng trước tꦫhử thách tồn tại khi👍 cơ sở vật chất ngày một xuống cấp và nhu cầu của khán giả ngày một nâng cao.
Đến nay, nhiều người vẫn nhớ chuyện chuột chạy qua c𓆏ác hàng ghế của rạp Tháng Tám trong giai đoạn sau 2005 khi chưa được tu sửa. Vài năm sau, nơi đây được nâng cấp thêm vài phòng chiếu và trở về tên gọi thuở ban đầu - Majestic Cinema. Tuy nhiên, chất lượng của rạp vẫn không thể theo kịp các hệ thống chiếu phim tư nhân. Đến nay, rạp Tháng Tám vẫn tọa lạc trên khu phố trung tâm của Hà Nội, vẫn hoạt động chiếu phim – bán vé nhưng không còn là tụ điểm sôi động như thời vàng son nữa.
Trải qua hơn nửa thế kỷ biến động, ba rạp chiếu bóng đình đám thời kỳ sau giải phóng là Đại Đồng – Mê Linh – Kinh Đô vẫn còn tồn tại nhưng dưới một hình hài mới. Đại Đồng trở thành một trung tâm văn hóa của quận Hoàn Kiếm và là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ kღhiêu vũ quốc tế. Rạp Mê Linh vẫn còn biển tên gọi nhưng trở thành nơi kinh doanh bar và phòng tập thể hình. Rạp Kinh Đô vào thập niên 1990 trở thành vũ trường và nay là một tổ hợp giải trí.
Những rạp như Đặng Dung, Bạch Mai, Quân Đội cũng “sống dở chết dở” trước sự phát triển của ngành công nghiệp nghe - nhìn khi liên tục thua lỗ. Rạp Ngọc Khánh mở cửa trở lại từ nă🌳m 2006 với hy vọng trở thành một rạp chiếu lớn phục vụ cho khán giả ở phía Tây thℱành phố nhưng cũng dần trở thành Viện phim Việt Nam, phục vụ cho việc nghiên cứu.
Trường hợp ngừng hoạt động của rạp Dân Chủ từ ngày 23/11 khiến nhiều người ngậm ngùi. Từ chỗ là một rạp chiếu bóng được yêu thích nhất tại Hà Nội cách đây 20 năm, rạp Dân Chủ dần trở thành hạng hai, hạng ba. Không thíc🌌h ứng được sự thay đổi của thị trường, chính rạp Dân Chủ từ lâu đã tự loại mình khỏi “cuộc chơi” khắc🏅 nghiệt của ngành công nghiệp chiếu phim.
Trong số những rạp chiếu bóng lâu đời của nhà nước tại Hà Nội, chỉ còn Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vẫn giữ được sức sống. Hướng đến đúng đối tượng với giá vé vừa phải💫, lại có những thay đổi, nâng cấp phù hợp với thị hiếu xem phim, nơi đây vẫn là một trong những rạp chiếu hút khách n𝓰hất trong cả nước và là đối thủ đáng gờm của các hệ thống rạp tư nhân.
♎ Ngày nay, trải nghiệm điện ảnh cho khán giả được nâng lên một tầm cao mới với những phòng chiếu hiện đạ♌i, âm thanh – hình ảnh được nâng cấp liên tục, hiệu ứng 3D-4DX, combo popcorn tặng kèm đồ chơi ăn theo bộ phim, ghế tình nhân bọc da… Người dân ra rạp không chỉ vì những bộ phim mà còn vì nhiều thứ khác nữa.
Hồi ức về một không gian bé nhỏ - nơi chỉ có những bộ phim là tiêu điểm - trong rạp phim Hà Nội thời xưa sẽ thật khó quên với những ai từng chen chân để mua được một tấm vé, ngồi trong một phòng chiếu với các hàng ghế kê san sát. Chính vì vậy, mỗi khi một rạp chiếu bóng cổ tuyên bố ngừng hoạt động, dù biết là điều tất yếu, nhiều ღngười vẫn cảm thấy luyến tiếc, như lúc xem cảnh rạp phim cũ bị phá nát trong bộ phim kinh điển Cinema Paradiso - khi “thiên đường” trong tâm trí một thời đã kh🅰ông còn nữa.
Nguyên Minh