𒁏Hãng Phim truyện Việt Nam lùm xùm chuyện công ty chủ quản thoái vốn
Nghệ sĩ mang theo băng rôn trong buổi lễ ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh phối hợp tổ chức, sáng 24/12. Ảnh: ND. |
Từ tháng 9/2018, thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa hãng có nhiều sai phạm, khiến công ty vận tải thủy Vivaso xin thoái vốn. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hoàn thành việc này trong năm nay, khiến nhiều nghệ sĩ bức xúc, phản đối ở lễ kỷ niệm 60 năm thành lập🎐 hãng vào sáng 24/12, tại Hà Nội. Theo các nghệ sĩ, đã một năm nhưng vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm, khiến hãng chưa thể tiếp tục hoạt động như trước.
Hãng Phim truyện Việt Nam thành lập từ năm 1953, gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật. Năm 2016, tổng công ty vận tải thủy Vivaso mua lại đơn vị, dẫn đến mâu thuẫn với các nghệ sĩ. Nhiều nghệ sĩ cho rằng đơn vị chủ quản không có chiến lược làm phim, cắt lương, bảo hiểm của họ. Cuộc xung đột giữa hai bên kéo dài hai năm nay.
Dù hãng Phim truyện Việt Nam vẫn nhiều lùm xùm, phim Nhà nước có cuộc tái xuất năm nay, sau khi vắng mặt ở LHP Việt Nam lần 20 (năm 2017). Ở LHP Việt Nam lần 21, bốn phim Nhà nước tham dự là Truyền thuyết về Quán Tiên, Nơi ta không thuộc về, Hợp đồng bán mình và Thạch Thảo (hợp tác Nhà nước - tư nhân). Trong đó, Truyền thuyết của Quán Tiên𒁏 của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ thắng giải Bông Sen Bạc, có một số điểm mới về dàn dựng, diễn xuất.
Phim Vợ ba gây tranh cãi khi diễn viên nhí đóng cảnh "nóng"
Tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Phương Anh thắng nhiều giải thưởng nước ngoài nhưng gây bàn tán trong nước về việc diễn viên 13 tuổi Trà My đóng một số cảnh nhạy cảm. Tuy ê-kíp, diễn viên cùng người thân cho biết cô được bảo vệ kỹ trên trường quay, đa phần khán giả nghĩ không nên để người vị thành niên đóng những cảnh này. Do áp lực dư luận, nhà sản xuất rút phim khỏi rạp sau bốn ngày công chiếu.
Sự việc thể hiện lỗ hổng trong công tác quản lý và luật điện ảnh. Trong quá trình ghi hình, phát hành, đoàn phim đều được cơ quan quản lý cấp phép. Trong khi đó, Luật Điện ảnh chưa quy định cụ thể về vấn đề người vị thành niên đóng các cảnh nhạy cảm. Tác phẩm bị phạt 50 triệu đồngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ nhưng với lý do "phim chiếu rạp khác bản được duyệt", chứ không phải vấn đề gây bàn tán về việc: Luật nên quy định cụ thể hơn độ tuổi đóng cảnh "nóng", mức độ nhạy cảm được phép với người vị thành niên, lao động trong nghệ thuật khác biệt gì với các ngành khác, hình phạt với đối tượng vi phạm.
Ròm thắng giải nước ngoài nhưng không qua kiểm duyệt trong nước
Ở LHP Busan - một trong những sự kiện lớn nhất làng phim châu Á, phim Ròm của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy được trao giải cao nhất. Trên Variety🃏, ban giám khảo - đứng đầu là đạo diễn Anh Mike Figgis - nhận định tác phẩm gây ấn tượng nhờ bối cảnh sống động và hồi kết thỏa mãn.
Tuy nhiên, tác phẩm bị phạt 40 triệu đồng do tranh giải lúc chưa được cấp phép phát hành ở Việt Nam. Theo hội đồng duyệt phim, Ròm mang góc nhìn đen tối, phản ánh nhiều tệ nạn xã hội. Sự việc gây bàn tán khi một phim được giới chuyên môn quốc tế tôn vinh lại gặp khó ở khâu phát hành trong nước. Theo đạo diễn Phan Đăng Di và Nguyễn Quang Dũng, luật điện ảnh nên có tiêu chí, quy định cụ thể෴ hơn về những gì có thể và không có thể làm, tránh để nhà làm phim hoang mang.
Giải thưởng điện ảnh kém sôi động
Cánh Diều (của Hội Điện ảnh Việt Nam) và Liên hoan phim Việt Nam (do Cục Điện ảnh cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức) không tạo tiếng vang năm nay. Ở giải Cánh Diều, một số nghệ sĩ thắng giải vắng mặt như Liên Bỉnh Phát, Hoàng Phi, Đức Thịnh. Diễn viên của các phim thắng giải Chàng vợ của em, Quỳnh Búp Bêဣ cũng không đến dự. Ở LHP Việt Nam, ba trên bốn diễn viên đoạt giải (Trấn Thành, Hoàng Yến Chibi, Isaac) không đến vì lý do cá nhân. Việc nhiều nghệ sĩ phần nào cho thấy chương trình dần mất sức hút.
🔴 Tổ chức đơn điệu là điểm trừ ở cả hai sự kiện. Không khí giải Cánh Diều buồn tẻ với các bài phát biểu đơn giản. Ở LHP Việt Nam, dù giải thưởng khá thuyết phục, lễ bế mạc nhàm chán khi hầu hết người thắng không có thời gian phát biểu. Phần giới thiệu danh hiệu của các nghệ sĩ ngắn gọn, không truyền cảm hứng hoặc lôi cuốn như ở các liên hoan nước ngoài.
Ân Nguyễn