Michael Fassbender là một “của hiếm” của điện ảnh thế giới. Năm nay 38 tuổi và mới có 10 năm đóng phim, tài tử đã kịp khắc những dấu ấn khó phai trong lòng người hâm mộ. Đạo diễn Steve McQueen đã ví Michael Fassbender như một “con tắc kè hoa” bởi khả năng biến hóa đa dạng. Dù được giao vai một người lính trong vòng vây địch, một kẻ nghiện sex, một dị nhân bất đắc chí hay một tên chủ nô tàn bạo..., nam diễn viên vẫn biết cách biến nhân vật ấy thànhಞ của riêng mình.
Một “Marlon Brando” mới
Nam diễn viên sinh năm 1977 có cha là người Đức và mẹ là người Bắc Ireland. Anh chào đời tại quê hương của cha và bắt đầu sống tại quê hương của mẹ từ năm hai tuổi. Ở tuổi 19, Fassbender bắt đầu theo học trường diễn xuất Drama Centre London và làm bartender, đưa thư... để có tiền trang trải cuộc sống. Trước 300, hầu hết vai diễn của Fassbender đều là trên sân khấu hoặc màn ảnh nhỏ. Tác phẩm gây chú ý nhất của anh khi đó là series truyền hình chiến tranh kinh điển Band of Brothers do Steven Spielberg sản xuất.
Nếu như ở phim đầu tay - 300, Fassbender như chìm nghỉm giữa cái bóng quá lớn của Gerrard Butler và hàng trăm chàng diễn viên cơ bắp ở trần đóng khố khác thì chỉ hai năm sau, anh tạo được bước đột phá. Trong tác phẩm Hunger (2008) do Steve McQueen đạo diễn, Fassbender vào vai người tù nhân Bobby Sands dùng cách tuyệt thực để thể hiện sự phản kháng. Để có ngoại hình giống với Sands ngoài đời khi nhịn ăn, Fassbender thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với chỉ 600 calorie tiêu thụ mỗi ngày. Kết quả là anh giảm tới 14 kg và vai diễn gây tiếng vang tại🏅 Liên hoan phim Cannes 2008.
Lý do mà Michael Fassbender được ví như một Daniel Day-Lewis, Marlon Brando... là bởi sự dày công đầu tư và tâm huyết mà anh dành cho mỗi vai diễn. Giống như các bậc tiền bối lừng danh, Fassbender luôn tìm cách nhập tâm vào nhân vật để có thể suy nghĩ, hành động và cảm nhận như họ. Nếu như Brandon từng không ngại đóng những cảnh nóng bỏng gây tranh cãi trong Last Tango in Paris (1972), kẻ hậu bối Fassbender cũng dũng cảm khoe trọn thân thể trong tác phẩm Shame (2011).
Trong Shame, Michael Fassbender vào vai người đàn ông thượng lưu mắc chứng nghiện sex. Tài tử trực tiếp tới các trung tâm điều trị để trò chuyện với những người mắc chứng cuồng dâm và còn đọc kịch bản tới... 350 lần. Kết quả là Shame được đánh giá như 😼một trong những phim hay nhất năm 2011, với những lời khen có cánh dành cho Fassbender. Anh nhận được các đề cử cho “Nam diễn viên chính xuất sắc” tại BAFTA, Quả Cầu Vàng nhưng bất ngờ vắng bóng ở Oscar năm đó. Điều này khiến McQueen tức giận và gọi đó là một scandal: “Nước Mỹ chỉ thích những cái kết có hậu và sợ đụng chạm tới chủ đề tình dục”.
Tới dự án thứ ba của bộ đôi McQueen - Fassbender mang tên 12 Years a Slave (2013), tài tử này tiếp tục nhận một vai diễn thử thách khác: tên chủ nô hung bạo Edwin Epps. Trong phim có đề tài nô lệ, nhân vật Edwin Epps là đại diện cho những gì tồi tệ, xấu xa nhất của một chương đen tối trong lịch sử nước Mỹ. Epps thấy khoái trá trong việc bóc lột những nô lệ da đen và khiến trái tim người xem như thắt lại mỗi khi anh quất roi vào thân🔥 thể gầy guộc của cô gái Patsey (Lupita Nyong’o sau đó giành Oscar với vai này).
Từ khi nhận kịch bản, Fassbender đã năn nỉ bằng được Steve McQueen để tham gia dự án này vì "tôi tin rằng mình có thể khiến nhân vật Epps trở nên thuyết phục". Anh đã nhập tâm vào nhân vật tới mức khi thực hiện cảnh đánh đập và hãm hiếp nô lệ, anh đã ngất lịm đi trước sự chứng kiến của cả đoàn phim. Vai diễn đặc sắc đem đến cho ꦉFassb💧ender đề cử Oscar đầu tiên và duy nhất tới nay.
Không chỉ nhập tâm vào nhân vật, Fassbender còn có sự chăm chỉ hơn người. Bạn diễn của anh trong Steve Jobs (2015) là Kate Winslet phải thốt lên: “Cả đời tôi chưa từng thấy một diễn viên 𓂃nꦺào chăm chỉ như anh ấy. Michael chuyên nghiệp tới mức không thể tin nổi. Kịch bản của anh ấy có tới 182 trang toàn thoại nhưng anh ấy là người duy nhất có thể đọc thoại mà không cần cầm kịch bản trong tay”.
Tài tử kém duyên với phòng vé
Sự nghiệp diễn xuất của Michael Fassbender không chỉ gắn liền với những dự án của đạo diễn Steve McQueen. Khi cộng tác cùng Quentin Tarantino trong Inglorious Basterds (2009), nhân vật trung úy Archie đã khiến nhiều cô gái phải xiêu lòng trước vẻ đẹp rắn rỏi, phong trần với phong thái của một quý ông ngay cả khi đã cận kề cái chết. Trong phim độc lập Frank, nhân vật của anh thậm chí đeo mặt nạ 🌃trong hơn 90% thời lượng phim nhưng vẫn khiến người xem cảm nhận được diễn biến tâm lý và cảm xúc.
Dị nhân Magneto thời trẻ trong hai tập phim X-Men: First Class và X-Men: Days of Future Past cũng là vai gây chú ý của Fassbender. Qua sự t🐈hể hiện của Fassbender, khán giả hiểu được ⛎sự độc đoán, cương quyết trong vai tꩲrò lãnh đạo tổ chức Brotherhood của Magneto - do Ian McKellen thể hiện trong loạt phim X-Men gốc. Nếu như Patrick Stewart (vai giáo sư X về già) từng ca 🍸ngợi James McAvoy (vai giáo sư X thời trẻ) thì Ian McKellen thậm chí còn đi xa hơn sau khi xem Fassbender🐼 đóng vai Magneto: “Tôi muốn được kết hôn với cậu ấy”.
Đến nay, hai tập phim X-Men vẫn là những thành công về thương mại nhất trong sự nghiệp Michael Fassbender. Dù có tài năng diễn xuất và đam mê, ngôi sao này vẫn chưa phải là một cái tên đủ sức lôi kéo khán giả đổ xô tới rạp. Những thất bại của Jonah Hex, Haywire, The Counselor hay mới đây là Steve Jobs và Macbeth về doanh thu không khỏi khiến những người hâm mộ trung thành của Fassbender thất vọng thay cho thần tượng. Họ hy vọng rằng cái dớp này của nam diễn viên được xóa đi trong năm 2016 với hai bom tấn được chờ đợi là X-Men: Apocalypse và Assassin’s Creed.
Michael Fassbender đang là một ứng viên tiềm tàng cho mùa Oscar năm tới về diễn xuất với hai vai diễn trong Steve Jobs và Macbeth. Dù cho cảꦕ hai tác phẩm trên không thắnꦏg lớn tại phòng vé, không ai có thể phủ nhận khả năng diễn xuất của Fassbender khi anh liên tục nhận được đánh giá cao từ cách nhà phê bình.
Thịnh Joey