Trước khi đàn và sau khi kết thúc bản nhạc, ông áp mặt, tay lên linh cữu tạm🀅 biệt mẹ. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn k💧hóc nhắc hồi ức về bà.
Sinh thời, bà chuẩn bị hậu sự cho mình cách đây 5 năm, dặn dò hai di nguyện. Một là, tiền phúng viếng sẽ được trao cho Bệnh viện Lao phổi Trung ương, nơi từng cứu sống bà hơn 60 năm trước. Hai là, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn - con trai út - chơi bản Funeral March bà yêu thích trong tang lễ. Bà Thái Thị Liên qua đời lúc 9h37 ngày 31/1, thọ 105 tuổi.
Bản nhạc Hành khúc tang lễ (Funeral March) từng được ông đàn tặng người bố quá cố - nhà thơ Đặng Đình Hưng - ở một dịp tưởng niệm năm 2021.
* Gia đìꦰnh, đồng nghiệp đưa ti📖ễn nghệ sĩ Thái Thị Liên
Sáng 31/1, khi đang ở Seoul (Hàn Quốc), Đặng Thái Sơn liênꦍ lạc về nhà và được anh trai - ông Trần Thanh Bình - thông báo các chỉ số của mẹ vẫn ổn, bà còn dậy sớm, vệ sinh cơ thể. Thế nhưng, chỉ vài tiếng sau, bà chuyển biến xấu và🦋 qua đời.
Đặng Thái Sơn nói: "Khi còn sống, mỗi lần nghe tin ai đó mất, mẹ chỉ có mong muốn bà được ra đi thanh thản, không đau đℱớn, nay đã toại nguyện. Không ai có thể tránh khỏi quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Cuối cùng, chúng ta đều sẽ gặp nhau ở một cõi khác". Nghệ sĩ mãn nguyện vì năm qua có kỳ nghỉ dài bên mẹ, từ trước Giáng sinh đến qua Tết Dương lịch.
Sinh thời, bà gắn bó với con trai út. Bà dạy dỗ Đặng Thái Sơn 11 năm trước khi ông đoạt giải Chopin ở Ba Lan năm🧔 1980. Sau này, bà cùng con trai đi học ở Liên Xô (cũ), sốn♌g ở Nhật, Canada. Thành thạo tiếng Anh, Pháp nên suốt mấy chục năm, bà giúp con giao dịch hành chính, giấy tờ, liên lạc với ban tổ chức. Năm 2013, khi sức khỏe yếu, bà mới về Hà Nội.
Ông Trần Thanh Bình - con trai cả của nghệ sĩ - khiến nhiều người xúc động khi đọc đôi lời gửi mẹ. Bà Thái Thị Liên là người gốc miền Nam, nên các con gọi bà là "má". Ông nói năm ngày qua, gia đình chưa tin mẹ đã qua đời. Hình ảnh bà gắng vận động, tập 𝔉thể dục mỗi ngày, cùng con chọn thực đơn mỗi bữa vẫn in đậm trong lòng cả🦩 gia đình.
Khi người chồng đầu tiên của bà qua đời, bà nuôi con gái ba tuổi và con trai thứ hai mới sinh, không có chốn dung thân. Sau nà༒y, kết hôn với ông Đặng Đình Hưng, một tay bà lo cho chồng, con chung, con riêng của cཧả hai người.
Ông Bình nói: "Chứng kiến những lần má vượt khó mới biết vì sao má thương người, có thể truyền cho chị em con sự kiên trì và nghị lực. Con và chị Hà chưa từng có mặc cảm mồ côi cha bởi má vừa là cha vừa là mẹ. Má thường nói má là người vô sản, nhưng có tài sản vô giá là các con. Khi Sơn thành danh, má luôn tự hào khoe là mẹ của Đặng Thái Sơn. Khi chị Hà được nhận Huân chương Anh hùng Lao động, m🔯á nói mình là mẹ của Anh hùng Lao động rồi".
Ông Đặng Đình Hưng lúc ấy nằm trong số văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm ở miền Bắc những năm 1955-1958 nên bị mất việc, từng phải🌊 đi chăn bò ở nông trường, không được xuất bản các tác phẩm thơ. Thế nhưng, cả đời bà chưa từng than khổ, cũng không bao giờ l🧸ên tiếng chê trách chồng.
Năm 1976, khi bà Thái Thị Liên chia tay nhà thơ Đặng Đình Hưng, hai người không có đồ đạc gì quý giá, chia nhau một chiếc giường lò xo, một chiếc xe đạp, mấy cái xoong..🦹.
Tang lễ diễn ra trang nghiêm trong hai tiếng, các thế hệ học trò tưởng nhớ về người nghệ sĩ, người thầy tài danh.
Trong ký ức nhiều học trò, bà như người mẹ thứ hai, nghiêm khắc nhưng tình cảm. Nhiều người sợ cô giౠáoไ Liên trên lớp nhưng thích gần gũi "má Liên" ngoài đời. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân học bà năm 1965 ở căn nhà gia đình bà trên phố Tống Duy Tân. Dù dạy thiếu nhi, lứa sơ cấp hay các bậc cao hơn, bà đều không phân biệt, yêu cầu mọi học viên đều phải nghiêm túc, chăm chỉ.
🦩Nghệ sĩ thường nói với các học trò hai thứ bà yêu quý nhất là thời gian và cây đàn piano. Khi có trò đến muộn, bà chỉ lên chiếc đồng hồ quả lắc kiểu cũ để nhắc nhở: "Các em vừa lãng phí một thứ vô cùng quý giá". "Trong 105 năm sống, bà đã trân trọng từng phút giây, dành cả đời để cống hiến cho nghệ thuật với cây đàn piano - thứ thể hiện thế giới nội tâm của bà", ông Đỗ Hồng Quân nói.
Bà Khánh Ly (77 tuổi) và chị gái cùng là học trò của nghệ sĩ Thái Thị Liên. "Bà thương yêu học sinh như con. Khi thấy trò có vấn đề sức khỏe, tâm lý, bà lập tức hỏi han, động viên, trò chuyện với bố mẹ. Tôi chỉ học bà ba năm nhưng không thể🌌 nào quên sự ân cần, chu đáo của bà", bà Ly nói. Bà Thùy Dung (78 tuổi) là học trò những khóa đầu của Trường Âm nhạc Việt Nam. Bà nhớ cô giáo dặn dò các học sinh kết hợp học tập và nghỉ ngơi hợp lý. "Lúc nào không tập đàn, các em phải thả lỏng cái tay ra, học hết mình, chơi hết sức"൩, cô giáo Liên thường nói với học trò.
Bà Thái Thị Liên sinh năm 1918 ở TP HCM, có chị gái là nhà soạn nhạc Thái Thị Lang, ⛄anh trai là luật sư Thái Văn Lung. Các anh chị em trong gia đình bà đều được học đàn từ nhỏ. Bốn tuổi bà Liên🙈 học chơi piano, 16 tuổi có buổi công diễn đầu tiên tại Tòa thị chính Sài Gòn.
Năm 1946, bà sang Pháp để du học và thi đỗ vào Nhạc viện Paris. Những ngày tháng trên đất Pháp, bà đã gặp và kết hôn với người chồng đầu tiên là ông Trần Ngọc Danh. Năm 1948, bà Thái Thị Liên theo chồng chuyển đến sống tại Praha (Tiệp Khắc cũ) và trở thành người Việt Nam đầu tiên có bằng đại học tạ💫i Nhạc viện danh tiếng Praha.
Năm 1951, giai đoạn chiến tranh trong nước, bà theo chồng về Việt Bắc, tham gia kháng chiến. Khi chồng qua đời ở Việt Bắc, bà🍌 nuôi hai con là Trần Thu Hà và Trần Thanh Bình. Bà kết hôn với người chồng thứ hai là ông Đặng Đình Hưng, chính ꦬtrị viên Đoàn Ca múa nhân dân trung ương khi hai người cùng hoạt động ở Việt Bắc. Cả hai có con trai là nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.
Bà Thái Thị Liên là một trong số nữ danh cầm đầu tiên của Việt Nam. Năm 1956, bà là một trong bảy thành viên sáng lập Học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, phụ trách bộ môn piano và biên soạn bộ giáo trình đầu tiên. Nhà nước phong tặng bà danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Nhà giáo Nhân dân. Bà là thầy của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có hai con bà là Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - n♐guyên giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Ngh♛ệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn.
Trong điếu văn, Phó Giáo sư, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việ𝄹t Nam Lê Anh Tuấn nhắc lại bà là một trong bảy thành viên sáng lập trường, là chủ ไnhiệm khoa piano trong thời gian dài nhất.
Điếu văn tưởng nhớ bà Thái Thị Liên đã có một sự nghiệp biểu diễn đồ sộ, từ buổi công diễn đầu tiên ở Tòa thị chính Sài Gòn năm 16 tuổi đến đêm nhạc cuối cùng Trăm mùa thu vàng ở tuổi 🍌100 trên 🔯sân khấu lớn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Bà là người đầu tiên đã biểu diễn chương trình recital piano từ cuối những năm 1950 ở Hà Nội và duy trì thường xuyên cáღc buổi biểu diễn với quy mô lớn nhỏ, tham gia các chương trình hòa tấu với các chuyên gia nghệ sĩ từ Liên Xô cũ và các nước khác, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hải Phòng và sau này ở TP HCM.
Bà biểu diễn không chỉ trong cácꦿ khán phòng lớn đầy ánh sáng, mà còn cả trong những đêm nhạc chỉ có ánh trăng trên sân kho hợp tác xã nơi sơ tán, cũng như những đêm nhạc chuyên đề dành cho học sinh và giảng viên trong trường.
Ông Tuấn nói: "Với nhà giáo Thái Thị Liên, trường là ngôi nhà thứ hai, nơi bà gắn bó gần cả cuộc đời. Bà luôn đề cao tính chuyên nghiệp trong đàꦦo tạo, chủ trương đưa vào chương trình những làn điệu dân ca ba m🥀iền. Bà uốn nắn cho học trò từng ngón đàn, giúp đỡ họ cả về vật chất lẫn tinh thần, rèn giũa họ tính trung thực trong cuộc sống lẫn nghệ thuật...".
Hà Thu