Sáng 11/4, trong lễ viếng và truy điệu Văn Hiệp, các nghệ sĩ Hà Nội truyền tay nhau ký vào tờ đơn do đạo diễn - NSND Khải Hưng soạn thảo. Người ký đầu đơn là Giáo sư, Tiến sĩ, NSND Đình Quang rồi đến các NSND, NSƯT, diễn viên. Rất nhiều nghệ sĩ không có mặt tại đám tang khi hay tin cũng bày tỏ nguyện vọng ký vào đơn xin truy tặng danh hiệu cho Văn Hiệp. Tuy nhiên theo Khải Hưng, con số 150 người đã đủ sức nặꩲng.
Nói về lý do làm đơn và huy động mọi người ký, Khải Hưng cho biết, trong quá trình làm phim chung, Văn Hiệp từng nhiều lần tâm sự với ông về sự thiệt thòi không ܫđược phong danh hiệu gì do chỉ là diễn viên hài kịch đã về hưu, chuyên đóng các vai phụ. “Dù là những vai diễn ngắn, hiệu quả xã hội mà Văn Hiệp mang đến rất cao. Anh ấy đóng đinh hình ảnh trưởng thôn từ chùm hài chung với Quang ‘Tèo’ - Giang ‘Còi’ mà tôi dàn dựng cho Gặp nhau cuối tuần. Văn Hiệp là người lao động rất nghiêm túc trong nghề diễn. Anh không chỉ là diễn viên giỏi mà còn có khả năng viết kịch bản, đạo diễn… Vì thế, việc anh không được gì là rất thiệt thòi. Khi Văn Hiệp mất, nhớ tới nguyện vọng của anh, tôi rất thương. Tôi cho rằng nên truy tặng người đã khuất một vị trí xứng đáng để có sự công bằng, an ủi vong linh họ”.
Rất thẳng thắn, Khải Hưng nhận định: “Mọi người vẫn nói nghệ sĩ thì không cần gì đâu nhưng tôi thì cho rằng, nghệ sĩ là người háo danh, ai cũng thích danh tiếng, chỉ có bộc lộ ha🐽y kh💮ông thôi”.
Ký vào đơn nhưng Giang "Còi", Chí Trung tỏ ra không mấy lạc quan. Theo hai diễn viên hài này, một người như Văn Hiệp xứng đáng được sự ghi nhận của nhà nước. “Nghệ sĩ chân chính thường sống trong vài ba tiếng vỗ tay, chết trong nghèo túng. Cả cuộc đời Văn Hiệp đã cống hiến vì nghệ thuật nên anh xứng đáng được ghi nhận. Một thời gian Văn Hiệp ở Nhà hát Kịch trung ương, chỉ toàn đóng dạng vai hoạt náo viên. Nhưng những v﷽ở kịch chính luận nhờ có những người như Minh Vượng, Văn Hiệp mà giảm sự nặng nề, dễ đi vào lòng người” - Giang "Còi" nhận xét. Trong khi đó, theo Chí Trung, đến khi Văn Hiệp mất mọi người mới thấy sự thiệt thòi của nam diễn viên 71 tuổi. Việc được truy tặng danh hiệu sẽ giúp an ủi linh hồn người đã khuất. Tuy vậy, Giang "Còi", Chí Trung đều bày tỏ suy nghĩ, cứ làm theo tấm lòng còn kết quả thế nào thì khó mà biết bởi quyền quyết định không nằm trong tay nghệ sĩ.
Trong khi đó, Phú Quang, Quốc Tuấn cho rằng, đây là việc làm vô nghĩa. Theo nhạc sĩ Điều giản dị, Văn Hiệp cả đời vất vả, nghèo đói cả về tiền tài và danh vọng. “Người bất hạnh quá thì đề nghị cho họ. Việc làm của mọi người chủ yếu để bày tỏ tấm lòng. Thế nên bảo ký thì ký thôi chứ tôi thấy không có🧸 giá trị. Chết rồi thì việc phong danh hiệu này kia còn có ý nghĩa gì nữa” - Phú Quang chia sẻ. Quốc Tuấn thì chua chát: “Khi người ta sống không trao thì chết trao có ý nghĩa gì. Tôi ký thì ký nhưng tôi cho rằng thật chua xót. Tôi định bảo anh Hưng đừꩲng làm nữa nhưng chẳng lẽ mọi người đang sôi sục đấu tranh mình lại dội gáo nước lạnh”.
Trước Văn Hiệp, diễn viên Hồ Kiểng cũng từ giã cuộc đời mà không có một danh hiệu nhỏ nào an ủi. Hồ Kiểng, Văn Hiệp đều vượt qua bệnh tật, nghèo khó, cống hiến cho nghiệp diễn đến những ngày cuối đời, và được khán giả khắp mọi miền đất nước yêu quý. Tuy nhiên, trọn đời Hồ Kiểng, Văn Hiệp chỉ đóng những vai phụ, chẳng được tham gia liên hoan phim hay hội diễn. Mà theo quy trình, một nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSƯT phải có đủ số năm công tác trong biên chế và hai Huy chương vàng. “Ai lại đi trao Huy chương vàng ඣcho va🎶i phụ. Tôi và Văn Hiệp đều là những diễn viên thấp bé nhẹ cân, không được giao những vai tính cách mà toàn những vai lặt vặt. Thế nên luôn thiệt thòi” - Giang "Còi" chia sẻ.
Quốc Tuấn đánh giá, có sự bất công khi những người được nhân dân yêu mến như Văn Hiệp thì không được danh hiệu nào trong khi nhiều nghệ sĩ nhân dân mà nhân dân không ai biết là ai. Đồng nghiệp của anh có người được NSƯT nhưng không dám mời bạn bè điếu thuốc vì sợ mọi người cười. “Một Hội diễn sân khấu hàng trăm huy chương cả vàng cả bạc. Bất kể đoàn nào đi cũng phải có huy chương vì nếu không có huy chương, năm sau tỉnh không cho kinh phí thì người ta không tham dự nữa. Thế nên huy chương chỉ là một chuyện cười. Những người như Văn Hiệp không được tham dự hội diễn, cả đời cống hiến cũng như công dã tràng” - nam diễn viên Người thổi tù và hàng tổng bình luận.
Các nghệ sĩ cho rằng, đã đến lúc nên thay đổi cơ chế để không chỉ an ủi những người đã khuất như Văn Hiệp, Hồ Kiểng mà còn để lấy lại công bằng cho những người còn sống như Trần Hạnh, Hồng Chương… “Ở các nước như Mỹ, có một hội đồng công tâm, người ta xét thấy người này xứng đáng sẽ mời đến ghi nhận trên đ💞ại lô ngôi sao danh vọng. Việt Nam thì phải làm đơn. Mang tiếng là Nhà nước phong nhưng thông qua hội đồng dân nghệ thuật với nhau. Mối quan hệ giữa người được phong và người trong hội đồng là cả vấn đề” - Quốc Tuấn nêu quan điểm. Giang "Còi" dự định làm một bộ phim tài liệu về chuyện danh hi🃏ệu để góp phần kêu gọi sự thay đổi.
Bản thân đạo diễn Khải Hưng vốn có chân trong Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Ông cho biết, theo luật, Văn Hiệp không thể được truy tặng danh hiệu nhưng với những trường hợp đặc biệt cần có sự động viên. “Chúng ta làm ra luật thì phải có những điều chỉnh về luật. Việc áp dụng luật vào một vài trường hợp hiện nay không chính xác lắm” - Khải Hưng đánh giá. Tuy nhiên theo ông, việc Văn Hiệp có được truy tặng hay không còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố chứ không đơn giản là trình lên hội đồng cấp cao tờ đơn nguyện vọng của anh em nghệ sĩ. “Phải có gia đình làm đơn, chứng nhận của đoàn thể và phải có đợt. Tôi đang xem xem hoặc làm ngay ho𝐆ặc đợi đợt phong tặng danh hiệu năm 2014. Tôi sẽ tính con đường ngắn nhất để anh Văn Hiệp đỡ thiệt thòi” - Khải Hưng khẳng định.
Trong lịch sử trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ở Việt Nam từng có những trường hợp đặc cách. Diễn viên Phương Thanh được năm 2012, ba năm sau khi bà qua đời. Ca sĩ Y Moan được được đặc cách trao danh hiệu NSND năm 2010 trong liveshow "Ngọn lửa cao nguyên", diễn ra một tháng trước khi ông mất.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà nước
1. Tiêu chuẩn Nghệ sĩ Nhân dân:
- Đối với nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, liên tục 5 năm đạt danh hiệu Lao động tiên tiến liền kề với năm xét tặng danh hiệu nghệ sĩ.
- Đối với các nghệ sĩ, nghệ nhân không thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú).
- Được tặng ít nhất 3 giải thưởng chính thức (loại vàng) trở lên, trong đó có một giải thưởng của 2 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ tại các Liên hoan nghệ thuật, hội diễn nghệ thuật, Liên hoan Phát thanh và Truyền hình cấp quốc gia, giải thưởng cấp khu vực quốc tế và các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
- Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên (đối với nghệ thuật xiếc từ 15 năm trở lên), đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú từ 5 năm trở lên.
2. Tiêu chuẩn Nghệ sĩ Ưu tú:
- Đối với nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 5 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ.
- Đối với nghệ sĩ, nghệ nhân không thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú).
- Được tặng ít nhất 4 giải thưởng chính thức (loại vàng hoặc bạc) trở lên, trong đó có một giải thưởng của 2 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ tại các Liên hoan nghệ thuật, hội diễn nghệ thuật, Liên hoan Phát thanh và Truyền hình cấp quốc gia, giải thưởng cấp khu vực quốc tế và các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương.
- Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 15 năm trở lên (đối với nghệ thuật xiếc từ 10 năm trở lên).
|
Ngọc Trần
Xem thêm trên Ngoisao.net: