- Ở tuổi 88, bà duy trì niềm đam mê diễn xuất ra sao?
- Tôi vào Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM đã 18 năm. Từ đó đến nay, tôi không đếm nổi số vai lớn nhỏ của mình trên các phim truyền hình, điện ảnh. Hiện tại, thỉnh thoảng các đoàn làm phim - nhất là phim nhiều tập - mời tôi góp mặt. Nhưng giờ tuổi già, sức yếu, tôi đành từ chối những lời mời đóng ở các tỉnh. Lần trước, một đoàn đề nghị tôi tham gia quay ba, 🥃bốn ngày ở Đà Lạt, nhưng tôi đi không nổi. Chỉ có những dự án mời đóng nửa ngày đến một ngày tại TP HCM, tôi mới nhận lời, chủ yếu là các phim quảng cáo.
- Vì sao ở tuổi già, bà vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật?
- T▨ôi đóng vì tình yêu nghề vẫn âm ỉ mấy chục năm nay, chứ không phải vì tiền. Ai kêu gì, tôi đóng nấy. Thỉnh thoảng, có sinh viên vào đây nhờ tôi đóng giúp dự án của các em, tôi vẫn nhận lời. Có em sợ không đủ tiền trả, tôi động viên: "Con đừng lo, con trả được bao nhiêu cho cô thì trả". Thường, tôi được gửi thù lao bố꧙n, năm triệu đồng mỗi ngày, nhưng nhiều đoàn làm phim trả chỉ 500 nghìn đồng cho vai diễn, tôi vẫn hồ hởi nhận.
Không quan trọng 🍬cát-xê nên đến nay, tôi vẫn nghèo, không có nhà để ở. Tôi vào Viện dưỡng lão để sum vầy cùng các anh chị em nghệ sĩ kỳ cựu, ngày ăn hai bữa cơm, âu cũng là hạnh phúc ở tuổi này.
- Bà chăm sóc sức khỏe cho bản thân như thế nào?
- Tuổi đã lớn nên giờ người tôi khi mệt, khi khỏe. Tôi mắc chứng tiểu đường, huyết áp cao, chân tay thi thoảng lại sưng phù. Dù vậy, tôi trân trọng từng khoảnh khắc mình đang sống. Trong Viện, thỉnh thoảng lại có nghệ sĩ qua đời. Từ năm 2017, nghệ sĩ Thu Cúc (đoàn cải lương Sài Gòn 3), NSƯT Ngọc Hương (đoà🃏n Hương Mùa Thu), nghệ sĩ Mộng Lành (đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ), nghệ sĩ Mỵ Lan... đã nhắm mắt xuôi tay.
Tôi và nghệ sĩ Ngọc Đáng - 92 tuổi, người lớn tuổi nhất ở Viện dưỡng lão - vẫn thường bảo nhau: "Ở đây, không biết người nào đi trước, người nào đi sau". Bản thân tôi cũng luôn chuẩn bị tâm thế rằng mình có thể ra đi bất cứ🐬 lúc nào.
- Nhìn lại sự nghiệp diễn xuất của mình, bà nghĩ gì?
- Tôi tự hào vì thành quả của mình đều tự thân làm nên. Từ lúc mới lớn đến nay, tôi không nhờ cậy ai. Tôi xuất thân từ nghệ sĩ cải lương. Đến năm 1955, sau vở diễn Lấp sông Gianh, tôi chuyển sang tân nhạc. Lúc bấy giờ, tôi biểu diễn chung sân khấu với Ban hợp ca Thăng Long, hát những bài như Hòn vọng phu (sáng tác: Lê Thương), Lời người ra đi (sáng tác: Trần Hoàn)... Dần dà, tôi chuyển sang lĩnh vực kịch nói, pꦿhim ảnh.
Tôi đã đảm nhận nhiều dạng vai, nhưng quen thuộc nhất là vai người mẹ, người bà. Ra đường, nhiều khán giả còn nhận ra tôi qua các phim Bỗng dưng muốn khóc, Mẹ chồng nàng dâu... kh🅷en nét mặt tôi phúc hậu. Đôi lúc, tôi tiếc nuối khi nhớ lại một thời năng nổ đi diễn, đi hát. Nhưng có tiếc cũng không làm được gì, nên tôi học cách bằng lòng với thực tại.
- Bà tìm niềm vui đón Tết ra sao?
- Tết nhất, tôi chỉ quanh quẩn trong Viện dưỡng lão. Tết nơi đây khá buồn, xung quanh tôi chỉ có những gương mặt như chị Ngọc Đáng, Diệu Hiền, Lệ Thẩm... Có điều, ai cũng lớn tuổi, quên trước quên sau nên tôi không tâm sự được với ai. Thỉnh thoảng, có khách đến thăm, chúng tôi mừng lắm vì được đàn hát, chuyện trò🉐.
Tôi có năm người con, mỗi đứa một nơi, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Bận bịu công việc, các con ít có thời gian ghé thăm tôi. Thuở trước, tôi mải mê diễn x𒊎uất nên chăm sóc con cái có phần thiếu chu đáo. Lúc ấy, thu nhập nghề diễn không ổn định, có khi con đau ốm, trong nhà thiếu thuốc, thiếu gạo, tôi cũng chỉ biết khóc. Giờ, chỉ còn con trai út thường xuyên chăm sóc tôi. Cháu không theo nghiệp diễn mà làm thợ may, làm lụng để nuôi vợ con. Xong việc, cháu lại từ Gò Vấp qua quận tám để thăm hỏi mẹ. Dù nghèo, đứa con 51 t🧔uổi vẫn tất bật lo cho tôi không thiếu thứ gì. Đó cũng là niềm tự hào và an ủi lớn nhất của tôi lúc này. Điều tôi ước ao là có thêm sức khỏe để hoạt động nghệ thuật, đỡ đần một phần gánh nặng cho con trai.
Nghệ sĩ Thiên Kim tên đầy đủ là Đoàn Thiên Kim, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn trong một gia đình nghệ sĩ cải lương. Cha của bà là kép độc Sáu Đỏ (thầy của cố NSƯT Hoàng Giang). Bà nổi tiếng trong lĩnh vực diễn xuất với hàng trăm bộ phim, từ chính diện đến phản diện, vai chính lẫn phụ. Các phim ghi dấu ấn của bà là Vĩnh biệt đàn bà, Võ sĩ bất đắc dĩ, Vua sân cỏ, Mẹ chồng nàng dâu, Chàng trai không biết ghen, Hạnh phúc quanh đây, Những đứa con thành phố, Bỗng dưng muốn khóc, Hoa hồng không dành cho em, Hot boy nổi loạn...
Mai Nhật thực hiện