Dương Tử Thành -
Anh cũng là tác giả có những quan sát tinh tế về cuộc sống đô thị với con mắt của “nhà quy hoạch”. Theo anh, độ tương tác của của tản văn với đời sống vừa là thách thức nhưng cũng thú vị,🌠 và không có một giới hạn nào cho tản văn.
Tản văn không phải là món nộm
- Đã tám năm theo đuổi thể loại tản văn, anh có thể ra một “tuyên bố” gì đó về thể loại này?
- Tôi đến với tản văn xuất phát từ khuôn khổ những trang báo dành đất cho những mục viết về đời sống xã hội qua cái nhìn có tính văn chương. Ngay từ lúc đó, việc xác định rõ chủ đề viết và đối tượng hướng tới♛ đã là một yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm. Tản văn ngày nay là một hình thức văn chương trên các phương tiện báo viết, nó phản ánh trung thực và trực tiếp tâm thế ng🌺ười viết khi đối diện với các vấn đề xã hội. Càng ngày tản văn càng có ưu thế nhờ sức mạnh của báo chí và truyền thông mạng. Điều đó cũng có nghĩa độc giả càng ngày càng khắt khe hơn với tản văn.
- Điều gì khiến anh trung thành với thể loại viết ngắn này đến thế, do cái tạng văn hay do những vấn đề “be bé ngăn ngắn” mà anh muốn chuyển tải?
- Có lẽ khả năng càn lướt hiện thực của tản văn đã khiến tôi chọn. Trong khi truyện ngắn hay tiểu thuyết đòi hỏi phải diễn đạt bằng nhiều thủ pháp hư cấu “chín” để phản ánh hiện thực “sống” thì tản văn hay tùy bút dường như sinh dưỡng ngay trên hiện thực đang diễn ra. Dĩ nhiên nó không phải món nộm hay gỏi trộn qua quýt. Tôi muốn mượn một từ trong hội họa, impressionism, là trường phái ấn t🦩ượng, hay trong tranh thủy mặc có lối vẽ thấu thị tẩu mã để nói về cách viết mang ấn tượng chủ quan của người viết tản văn, họ chọn lấy những chi tiết hay đặc điểm theo họ là quan trọng hơn cả để mô tả nhưng vẫn vẽ lại được khung cảnh toàn diện về đối tượng. Theo quan niệm của tôi, truyện có thể không có chuyện nhưng tản văn nhất thiết phải có một cái tứ. Một tản văn thành công là đẩy được những cái tứ tới tận cùng từ những vấn đề nhỏ. Tôi không nghĩ chuyện vấn đề “be bé ngăn ngắn” có ý nghĩa quyết định mà nằm ở tinh thần quyết liệt và độ sắc cạnh của người viết. Nếu tản văn không thể hiện được phẩm chất đó, người đọc sẽ quên ngay sau khi đọc xong.
Lựa chọn tản văn để chuyển tải những tứ của đời sống có cái hấp dẫn là cho phép tôi thoải mái mổ xẻ và đưa ra quan niệm của mình trong vai trò một người đối thoại với người đọc - dĩ nhiên là những người đọc vô hình mà tôi phải phân thân đặt mình vào vị trí của họ. Độ tương tác cao của tảꩵn văn với đời sống là một thách 💜thức cũng thú vị.
Tác giả Nguyễn Trương Quý. |
- Thứ dễ nhận thấy trong tản văn của anh so với các bậc tiền bối là nhịp điệu của một thời đại mới, thế hệ mới. Anh dường như đã thổi được nhịp thở của thời đại mình đang sống vào mỗi trang viết thay vì cảm hứng hoài cổ thường thấy ở tản văn truyền thống. Anh nghĩ sao về nhận định này?
- Tất nhiên là tôi viết bằng đဣầu óc và tư duy của người đang sống với thời của mình. Câu dài câu ngắn, chữ đơn chữ kép trong trang viết của tôi đi từ những chấꦺt liệu đời sống đương diễn ra. Kể cả có viết về ngày xưa hay chuyện cũ thì tôi vẫn phải lấy điểm nhìn hiện tại để soi chiếu. Lấy ví dụ về kỹ thuật viết. Các tác giả trước đây thường viết câu cân đối cả về ý lẫn chữ, nhịp nhàng biền ngẫu, sử dụng nhiều chữ độc, lạ, ít gặp trong đời sống hàng ngày. Tản văn hiện nay vốn gắn với những chuyên mục (column) của các báo, nên khi viết, tôi luôn xác định mình viết cho một số lượng người đọc có thực. Tản văn vì thế phải thể hiện được những trăn trở, khao khát và suy nghĩ về đời sống của họ.
Phác họa một chân dung… xe máy
- Phân nửa cuốn “Xe máy tiếu ngạo” của anh dành để luận về… xe máy, anh có thể chia sẻ về cảm hứng và mối quan tâm đặc biệt với loại phương tiện 2 bánh gắn liền với đô thị Việt Nam này?
- Điều gì cần nói thì tôi đã viết hết cả trong cuốn sách rồi. Cũng đơn giản thôi, mỗi cuốn sách của tôi là một concept (ý tưởng) thể hiện trải nghiệm của tôi trong một quãng thời gian viết lách nhất định. Tôi bắt đầu từ những điều gần gũi và quen thuộc nhất với câu hỏi: liệu mình đã hiểu những điều đó chừng nào? Xe máy vốn dĩ quen thuộc với đời sống người Việt hiện tại, nhưng có thật chúng ta hiểu và sống đến nơi đến chốn các tác dụng của nó chưa, hay cũng chỉ lớt phớt trèo lên, quáng quàng phóng cật lực, tùy tiện nông nông như với rất nhiều thứ khác.
- Chiếc xe máy đã được nâng lên thành một hình tượng, như một điển hình của hàng triệu cư dân đô thị, nhưng với những số liệu cụ thể, chi ly, những phân tích khá tỉ mỉ, kỹ lưỡng khiến người ta dễ liên tưởng anh đang làm một tiểu luận xã hội về hiện tượng xe máy hơn là những chia sẻ văn học thiên về cảm xúc. Làm vậy có thể sẽ thay đổi nhận thức của bạn đọc với những suy nghĩ quen thuộc về thể loại tản văn, anh nghĩ sao?
- Tôi chỉ sợ mình viết lớt phớt, qua quýt chứ được đánh giá là tỉ mỉ, kỹ lưỡng như anh nói thì quá tốt chứ! Tôi đã gạt ra khỏi tập sách nhiều bài có tính chất tản mạn cảm xúc để dành đất khắc họa chân dung một phương tiện làm nên lối sống và hành vi của người Việt. Viết lách cũng cần một thái độ duy lý và khoa học, những phẩm chất vốn dĩ khá yếu ở người Việt. Theo tôi, tản văn muốn hay còn phải chăm chút những chi ti♌ết, và những số liệu cũng là những chi tiết phải mất công sàng lọc mới có được. Tôi nghĩ là chúng ta chưa thật sự khai thác hết thế mạnh của tản văn, thể loại có sức mạnh len lỏi vào mọi ngóc ngách các vấn đề xã hội. Không có giới hạn nào cho tản văn, và qua thời gian tản văn cũng đã thay đổi rất nhiều. Tôi có đọc một số tập sách của các tác giả nước ngoài, họ gọi chung là essay, gồm những bài cùng kiểu tản văn như ꦛta vẫn quan niệm, có cả những bài tỉ mỉ như tiểu luận và lại có những đoản văn rất giàu chất thơ và suy tưởng.
Trang bìa cuốn sách.
- Nếu chỉ nhìn bìa cuốn “Xe máy tiếu ngạo” thì thấy nó khá… vênh với chất chung của cả cuốn sách, nhiều người thấy tiếc nuối vì giá như nó thuần Việt hơn… Anh có dụng ý gì khi thiết kế bìa khá hiện đại như vậy?
- Cùng kỳ lý thì cuộc sống vật chất của chúng ta sở hữu cái gì là thuần Việt nhỉ? Tôi tìm những hình ảnh về xe máy cũ, bắt gặp mấy tờ quảng cáo xe máy Vespa hay Honda thời những năm 1950 hay 1970 và thấy rất thú vị. Tôi muốn dùng một hình ảnh táo bạo hơn để thay đổi phong cách bìa hơi có phần hoài cổ của 3 cuốn sách trước.
- Những người viết thường chọn tản văn như một khúc nghỉ chân, còn anh chung thân với tản văn rồi, anh thường nghỉ chân bằng…?
- Như tôi đã nói, chúng ta chưa khai thác hết thế mạnh của các thể loại. Dường như đụng đến thể loại nào, chúng ta cũng sẽ thấy còn cả vạn lối viết chờ ở đó. Tư d🍌uy dùng một thể loại như tản văn để làm khúc nghỉ chân thật ra hơi bị nguy hiểm. Nói nghỉ chân dễ bị xem là viết lấy được hoặc “giáp hạt”. Nhà văn không có quyền viết dở hay quấy quá dù bất cứ thể loại nào. Tản văn cũng cần sự đầu tư, thậm chí cần một lượng kiến thức rất sâu để có tác phẩm hay. Trước khi đến với tản văn, tôi đã thử viết truyện ngắn, và gần đây tôi có quay lại với thể loại này. Tôi dự đꦰịnh tập sách tiếp theo sẽ là một tập truyện. Viết truyện đương nhiên không dễ dàng, nên khó mà nói rằng đây là khúc nghỉ chân.
Nguyễn Trương Quý sinh năm 1977 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hiện là BTV Nhà xuất bản Trẻ. Đã xuất bản: Tự nhiên như người Hà Nội (2004); Ăn phở rất khó thấy ngon (2008); Hà Nội là Hà Nội (2010). Anh cũng là người dịch cuốn Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – câu chuyện âm nhạc Việt Nam của Jason Gibbs (2008), Chuyến tàu mang tên Dục vọng của Tennesse Williams (2011) và một số sách khác. Xe máy tiếu ngạo là tập tản văn mới nhất của anh ra mắt năm 2012. |
Dương Tử Thành thực hiện