Nguyễn Ánh 9 có mặt trong một buổi tập nhạc của Khánh Ly tại TP HCM. Vị nhạc sĩ hơn 74 tuổi này chính là người đệm đàn cho tiếng hát của danh ca nhạc Trịnh ngày xưa. Họ từng là cặp nhạc công - ca sĩ nổi tiếng những năm 1970. Nam nhạꦍc sĩ luôn giữ cho mình nhiều kỷ niệm quý giá vớ𒀰i người bạn mà ông coi là tri kỷ, là thần tượng của mình.
- Ông cảm thấy thế nào khi hay tin Khánh Ly về nước biểu diễn?
- Tôi rất thiết tha muốn Khánh Ly về hát và nhiều người chắc cũng muốn vậy. Lứa già như tôi nghe lại Khánh Ly là gặp lại kỷ niệm, gặp lại thời tuổi trẻ của mình. Còn giới trẻ thì háo hức muốn nghe vì tò mò muốn biết ca sĩ Khánh Ly là ai mà nổi tiếng như vậy, tiếng hát của một người tầm 70 tuổi sẽ như thế nào. Bản thân tôi cũng hồi hộp không biết tiếng hát của cô ấy bây giờ ra sao. Ngày xưa tôi từng cảm nhận đó là tiếng hát lạc loài bởi cô đơn, thì mấy chục năm nay tiếnജg hát đó vẫn còn lạc loài bởi chưa được đậu về trên đất quê hương. Nhưng tôi tin là tình yêu mà Khánh Ly dành cho âm nhạc Trịnh Công Sơn thì muôn thuở vẫn vậy.
- Ông và Khánh Ly có mối duyên như thế nào trong âm nhạc?
- Tôi có cái duyên với Khánh Ly một cách ngộ nghĩnh lắm vì cả ba người chồng của cô ấy đều là bạn của tôi. Những năm 1970, tôi là ngư♑ời đệm đàn cho Khánh Ly hát.
Từ khi Khánh Ly sang Mỹ, tôi có dịp gặp cô ấy ở Mỹ năm 2005. Chúng tôi có cái lạ là chưa bao giờ gọi điện thoại cho nhau. Tôi chỉ liên lạc với chồng của cô ấy. Còn gặp ở Việt Nam thì từ đó đến nay là lần thứ ba. Lần đầu tiên Khánh Ly về thì 🍎còn Trịnh Công Sơn. Sơn gọi tôi ra quán gặp nhau. Ba người chúng tôi ngồi tâm tình được hơn một tiếng đồng hồ. Lần thứ hai Khánh Ly về thì Sơn không còn. Cô ấy có tới nhà tôi ăn uống, đàn hát.
- Tình bạn của hai người gắn kết ra sao?
- Tôi và Khánh Ly có thể hiểu nhau mà không cần nói. Bởi vì những gì tôi muốn nói thì Khánh Ly đã hiểu hết rồi và ngược lại. Giữa hai chúng tôi có một điểm chung là đều coi Trịnh Công Sơn là thần tượng của mình. Và tôi cũng coi Khánh Ly là thần tượng. Bởi tôi thí🅘ch chất “bụi”, ngang tàng bất cần đời, an nhiên tự tại trong tiếng hát của cô ấy, bất cần mà không hề ngạo mạn. Tôi nghĩ, hát được như vậy thì chỉ có trời cho chứ không ai cố ý tạo nên được và không có người thứ hai nào hát giống y hệt được. Có một tấm hìnhജ tôi với Khánh Ly chụp với nhau. Cô ấy tặng tôi, phía sau ghi “Mãi mãi nhớ nhau".
Chúng tôi đều học được từ Trịnh Công Sơn nhiều lắm như cái tâm từ bi hỉ xả, lấy cái hỉ xả hóa giải hết mọi lỗi lầm, giận hờn, để nhìn mọi người bằng con mắt, bằng tình cảm rất người theo kiểu “cứ yêu nhau đi”. Mình yêu người ta, người ta yêu lại mình thì tốt còn không thì thôi. Tôi nghĩ nghệ sĩ cần pꦏhải vậy, cần thả lòng mình ra với mọi người.
- Tính cách nào ở Khánh Ly khiến ông thấy ấn tượng?
- Khánh Ly là một người phụ nữ mạnh mẽ, cá tính. Hồi xưa cô ấy hút thuốc ghê lắm. Ngồi với nhau, tôi đốt thuốc lúc nào cũng đốt hai điếu, tôi một điếu, cô ấy một điếu. Người ở ngoài thời đó nhìn vô thấy cảnh đàn bà ngồi hút thuốc thì ngứa mắt lắm, cũng xì xào đồn đoán này kia. Tôi với Khánh Ly nghe loáng thoáng thì nói giỡn với nhau: “Kệ, ai nói gì thì nói”. Cô ấy uống rượu ít, nhưng hút thuốc nhiều. Có một đợt Khánh Ly bệnh, bác sĩ cấm hút thuốc, cô ấy cũng ráng cai, tưởng bỏ thuốc thì giọng hát trong trẻo hơn. Ai dè, khi hát lên cô ấy nhận ra tiếng hát không có chất nhựa, chất khàn rất hay của... thuốc lá. Vậy là K🎶hánh Ly nói: “Thôi kệ, còn sống bao nhiêu năm thì hút bao nhiêu năm”, rồi quyết định hút tiếp.
Khánh Ly không bao giờ biết tiền bạc là gì. Chồng báo đi hát ở đâu thì cô ấy đi, còn mọi chuyện tiền bạc để ông ꧑chồng tính.
- Kỷ niệm nào ông nhớ nhất về nữ danh ca?
- Hồi tôi đệm đàn cho Khánh Ly ở bên Nhật, cô hát bài Diễm xưa với bài Ca dao mẹ. Người ta yêu cầu tôi đàn guitar chứ không thích đàn piano. Trên đường hát xong về nhà, tôi vẫn còn mang cây đàn trên vai. Khi về đến khách sạn, đứng trong thang máy, Khánh Ly hỏi tôi: “Ánh, mày còn yêu cô đó nữa không?”. Sẵn cây guitar tôi gảy rồi hát chơi: “Không, không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...”. Khi về đến Sài Gòn, Khánh Ly nhắc lại câu tôi hát chơi trong thang máy rồi kêu tôi viết thành bài hát để cô ấy đem đi hát ở đại nhạc hội do ban nhạc Shotguns đệm. Khi cô ấy hát bài Không xong thì Ngọc Chánh, chủ ban nhạc Shotguns đề nghị nhường lại cho Elvis Phương hát. Từ đó bài Không mới gắn với nam ca sĩ này. Đó là bài hát đầu 💧tiên mà tôi sáng tác.
- Trong các bản nhạc Trịnh mà ca sĩ Khánh Ly hát, ông thích bài gì nhất?
- Tôi thích nhất bài Tình sầu. Có một cuốn băng Khánh Ly hát lúc đó, mở đầu cuốn băng tôi độc tấu bài Tình sầu, xong rồi cô ấy giới thiệu: “Vừa rồi là bản nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thể hiện qua ngón đàn của Nguyễn Ánh 9. Bâ🥃y giờ Khánh Ly xin hát, Nguyễn Ánh 9 đệm đàn”. Ai nghe cũng ngạc nhiên, bởi vì xưa giờ đâu có ai thu băng tiếng hát mà đàn nguyên một bản không hát, xong rồi giới thiệu người đệm đàn. Khánh Ly làm nhiều cái mắc cười lắm, cô ấy hứng chí lên là làm mà làm một cách tự nhiên, hồn nhiên. Bữa đó, cô ấy làm đạo diễn luôn cho cuốn băng, tôi chỉ có việc nghe cô ấy bày trò, kêu gì làm nấy.
- Nhiều người nói chất giọng của Khánh Ly là liêu trai, còn ông thì sao?
- Tiếng hát Khánh Ly là tiếng hát “ngang phè phè”, rất tròn vành rõ chữ, không có chút kỹ thuật, hoàn toàn mộc mạc, bản năng nhưng cảm nhận có sức hút ghê gớm. Tiếng hát của cô ấy đặc biệt lắm và chỉ hợp nhất với nhạc Trịnh Công Sơn, như là trời sinh ra một cặp như vậy. Có nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh nhưng tôi nghe vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó, chỉ Khánh Ly là trọn vẹn. Từng gắn bó đệm đàn c꧃ho người bạn này một thời gian dài, tôi còn nhận thấy điều đáng quý nữa là cô ấy rất biết cách hòa quyện tiếng hát với tiếng đàn để làm tôn lên cái hay của nhạc phẩm.
- Trong dịp hội ngộ này, ông có kế hoạch nào với người bạn tri kỷ này?
- Quà tôi dành cho Khánh Ly là đĩa than nhạc của tôi, có bài Mùa thu cánh nâu. Tôi thích Khánh Ly hát bài Mùa thu cánh nâu. Cô ấy hát một cách rất giản dị, có hồn. T♈ôi còn mong mỏi có dịp đệm đàn cho Khánh Ly hát nhưng đợt này thì khó vì chương trình đã có ban nhạc riê🌠ng.
Tâm Giao