30 năm theo nghiệp nhiếp ảnh, Nguyễn Đình Toán hiếm khi gửi tác phẩm đi tranh giải. Ngày 29/5, ông lần đầu nhận giải thưởng Đào Tấn do Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và tạp chí Văn hiến trao tặng, vinh danh kho tư liệu ảnh văn nghệ sĩ ông𒀰 tích g🅠óp hàng chục năm.
Ông là người ghi lại nhiều khoảnh khắc quý giá như khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm nhạc sĩ Văn Cao ở nhà riêng năm 1992 hay loạt ảnh đời thường của nhà thơ Hoàng Cầm. Năm 2013, ông từng mở triển lãm tr🍌ưng bày 27 bức ảnh của Văn Cao, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ.
Vốn là người yêu sách, mê văn chương, công việc chụp ảnh giúp Nguyễn Đình Toán gần gũi những tên tuổi. Những ngày đầu vào nghề, ông lân la làm que෴n Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt. Sau này, ông thân thiết với nhiều người như Văn Cao, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Cầm. Giới vă🐻n nghệ sĩ miền Bắc hầu như ai cũng có ít nhất vài bức chân dung do Nguyễn Đình Toán bấm máy. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo - một trong những nghệ sĩ Nguyễn Đình Toán thân thiết nhất - từng đặt biệt danh cho ông là "Thống đốc ngân hàng ảnh văn nghệ sĩ", "Vua ảnh văn nghệ sĩ".
Để chụp được những bức ảnh quý, ông nhiều lần lặn lội đường xa, dành nhiều ngày ăn ngủ, sinh hoạt cùng nhân vật. Thời chưa có xe máy, ông mượn xe đi về Thái Bình, chụp cảnh nhà báo Nguyễn Hữu Đang vất vả mưu s🎃inh.
Chưa từng được đào tạo về nhiếp ảnh, ông chụp theo lối tự nhiên, không sắp đặt, cũng không có các thiết bị hỗ trợ như đèn flash, hắt sáng. "Tôi thích là chụp, gặp đâu là chụp. Tôi sợ nhất là không có cảm hứng nhưng lại bị ai đó yêu cầu chụp, hoặc ngược lại, khi tôi giơ máy lên, họ lại bảo đừn𓆉g bấm", Nguyễn Đình Toán nói.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xé💦t: "Tác phẩm của Nguyễn Đình Toán tự nhiên như hơi thở. Ông chụp không 🔴vì mục đích làm nghệ thuật, không vì sự nổi tiếng mà xuất phát từ cái tâm, sự quý trọng người hiền".
Theo ông Nguyên, tác phẩm của Nguyễn Đình Toán có nét riêng vì nhiếp ảnh gia luôn kiên trì trò chuyện, theo sát đời sống văn nghệ sĩ, kịp giơ máy nắm bắt những khoảnh khắc quý. Nhiều con cái các nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ sau này cũng làm nghề nhiếp ảnh hoặc truyền hình, nói họ c♊ũng khó có những bức ảnh sống động như ông.
Từ những buổi ra sách quy mô nhỏ, triển lãm tranh hay đám tangꦿ nghệ sĩ, ông đều lọ mọ chạy xe, lặng lẽ tác nghiệp. Với các sự kiện, ông phải đoán trước diễn biến để căn góc, nắm thời cơ, không bao giờ nhờ nhân vật "diễn" để chụp.
Nhiều người nói quý Nguyễn Đình Toán bởi ông chân thành, không vụ lợi.
Ngoài đời, Nguyễn Đình Toán bình dị, hiền hậu. Ông tự nhận ăn nói kém, chỉ thích nhìn đời qua lăng kính máy ảnh. Thời kháng chiến chống Mỹ, ông vốn là lính pháo cao xạ. Giải ngũ, ông về làm cán bộ của Bộ giao thông vận tải. Sau khi nghỉ hưu năm 1992, Nguyễn Đình Toán làm phóng viên ảnh cho tạp chí Xưa và Nay rồi gắn bó với nghiệp nhiếp ảnh từ đó đến giờ.
Ông bảo mình nghèo vì nhiều năm dồn tiền bạc, công sức cho nghiệp nhiếp ảnh. Hồi còn chụp máy phim, nhiều lầ🐼n nghệ sĩ đau đáu vì chụp xong không có tiền rửa ảnh. Ông chọn những tấm ưng ý nhất manꦕg đến tặng nhân vật, có người gửi lại cho ông chút quà, có người không. Thỉnh thoảng, có người nhờ ông chụp, phóng tấm ảnh cỡ lớn nhưng một thời gian dài chẳng đả động gì đến chuyện tiền nong, Nguyễn Đình Toán cũng cho qua.
Ảnh Nguyễn Đình Toán đăng nhiều trên các báo, tạp chí lớn nhỏ hay bìa sách nhưng chưa từng có nhuận bút. Chẳng hạn, chân dung nhà văn Bùi Ngọc Tấn in trên cuốn Thời biến đổi gien là của Nguyễn Đình Toán, nhưng chính ông Tấn cũng không hay. Khoản tiền thù lao hiếm hoi mà Nguyễn Đình Toán được nhận là dịp bán hơn 10 bức ảnh cho ban tổ chức đêm nhạc Thanh Tùng, sau khi nhạc sĩ mất. Sau này, khi báo mạng phát triển, ảnh Nguyễn Đình Toán càng được đăng tải nhiều. N꧅hiều người dù không quen biết hay thân thiết, chỉ cần gọi điện xin, ông lập tức mở máy tính, chọn ảnh và gửi.
Bị nhiều người chê "gàn" vì từ chối nhiều cơ hội kiếm tiền, Nguyễn Đình Toán lại nói vui vì được chụp những gì ông muốn. Hơn 20 năm có mặt trong các phiên họp Quốc hội, ông chỉ giơ máy "bắt" những nhân vật yêu thích. Với ông, mục đích của công việc chụp ảnh không phꦛải tiền, mà là cơ hội được🧸 ở gần nhân vật, lắng nghe câu chuyện của họ.
30 năm miệt mài c🥃hụp ảnh là 30 năm Nguyễn Đình Toán tự nhận bản thân "ăn bám vợ". Vợ ông là bác sĩ quân y, ba năm trước mới tíc🔯h góp đủ tiền sửa nhà. Nghĩ lại những tháng ngày tất bật từ sáng đến tối vì đam mê, Nguyễn Đình Toán nói ông thấy có lỗi với gia đình nhưng không hối hận.
Ông hiện vẫn giữ những thước phim từ thời mới vào nghề, trong đó có nhiều cuốn đã hỏng, một số cuộn chưa kịp rửa, mới chỉ số hóa được một phần trong kho tư l𓆉iệu đó. Ở tuổi 76, ông hài lòng vì có sức khỏe, sự minh mẫn, vẫn có thể đi đến những nơi cần đến, gặp nhữ💟ng người muốn gặp và làm dày thêm kho tư liệu ảnh của mình.
Hà Thu