Tác phẩm viết về cuộc chiến đấu 𒁃chống thực dân Pháp của người dân vùng núi rừng Tây Bắc khoảng cuối những năm 1940, đầu những năm 1950.
Câu chuyện diễn ra tại địa bàn Cam Đồng - một xã miền núi có người Tày và người Dao sinh sống. Cậu bé Tiển ngày ngày đi chăn trâu, thổi sáo trúc bài Chim én liệng trời cao. Sau đó, Tiển gia nhập hàng ngũ cách mạng, trở thành chiế൩n sĩ liên lạc và trưởng thành cùng sự phát triển của cách mạng trên quê hương.
Hình ảnh chim én được sử dụng như ẩn dụ về cuộc đời Tiển và những người dân nơi đây - khao khát được ꦇtung cánh trên bầu trời tự d💧o, bất chấp bão giông và sự kìm kẹp.
Trong tiểu thuyết, nhà văn khắcꦜ họa nỗi cơ cực của người dân miền núi dưới sự áp bức, bóc lột của lý trưởng Vi Văn Tăm, tên đồn Tây Brusex, tổng Ngao hung ác khét tiếng, Vi Văn♔ Dẻn lươn lẹo… Người dân phải đóng thuế thân, nộp thóc gạo, lợn gà cho đồn Tây, bị chiếm đoạt đất đai, tài sản...
Tác phẩm cũng ca ngợi những chiến sĩ cách mạng tiên phong đến với rừng núi Tây Bắc, cùng người d⛄ân đánh giặc như anh Tố, Trần Hòa hay anh chàng học trò tiểu tư sản tên Kim. Xen kẽ là những mốꦬi tình thầm lặng giữa núi rừng của anh Tố - chị Va, Tiển và Phin…
Nhà văn Ma Văn Kháng cũng dành nhiều trang viết đẹp về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hay những nét văn hóa truyền thống đặc trưng như ng🅺ày hội lồng tồng có trò đánh én, đánh đu, đám múa sư tử...
Chim én liệng trời cao góp phần làm phong phú thêm dòng sách văn học chiến tranh cách mạng, giúp độc giả hiểu thêm về chặng đường những người lính và nhân dân Tây Bắc gây dựng lực lượng, chống lại âm mưu bành trướng của thực dân xâm lư𒈔ợc.
Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936 tại làng Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông từng là giáo viên dạy văn và hi🥂ệu trưởng một trường cấp ba tại tỉnh Lào Cai.
Ông là tác giả của hàng loạt tác phẩm đề tài miền núi và cuộc sống thời đổi mới như: Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985), Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết, 1989), Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989), Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết, 1992)…
Ông nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn.