Khi sắp hoàn tất cuốn sách này, tôi đọc được một tập sách nhỏ nhan đề Những xóm bình dân trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn xuất bản đúng 60 năm trước. Tác giả cho biết Sài Gòn lúc đó chỉ có khoảng 1,6 triệu người, trong đó xấp xỉ một triệu dân lao động sống dưới mức nghèo khổ. Phần lớn dân nghèo sống chen chúc trong các xóm bình dân như khu Bàn C💮ờ, xóm Cầu Muối, xóm Vĩnh Hội, xóm Lách, xóm Sở chữa lửa, xóm Chợ Đũi và xóm Đình Phú Thạnh… Họ sống rất gần trung tâm thành phố hoa lệ nhưng vẫn ở trong căn nhà lá hay vách ván, không có nhà vệ sinh riêng, hẻm ngõ thì bùn lầy nước đọ🍎ng, điện câu nhờ, nước câu nhờ hay xài nước giếng.
Tác giả tập sách xưa đã đặt câu hỏi cho 55 gia đình: Nếu hòa bình trở lại🎉 trên đấ🐼t nước, họ sẽ ở lại đất Sài Gòn hay quay về quê hương?
Trong hoàn cảnh đó, chỉ có 10 gia𓆏 đình được khඣảo sát tỏ ý muốn ở lại, trong khi 31 gia đình mong mỏi trở về nguyên quán. Số còn lại đang lưỡng lự chuyện ở hay về.
Xóm nhỏ nơi tôi sống thuộc vùng Phú Nhuận, nằm trong khoảng đường từ Đình Phú Nhuận đi tới chợ Lò Đúc mà cuốn sách có nhắc. Ba tôi, khắc khoải giữa cuộc sống đô thị tất bật, đã luôn mơ đến ngày về quê cũ, nơi từng được gọi là ꦐNông Nại Đại phố trên sông Đồng Nai. Những tâm sự của ông bên chén rượu Ngũ Gia Bì với mấy ông bạn gốc Bắc, gốc Quảng ♎Ngãi trong xóm đều giống nhau, mơ ước về cuộc sống êm đềm bên con sông quê hương mình.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, c༒húng tôi lớn lên, chứng kiến cuộc sống dần thay đổi. Nhà cửa ai nấy đã khang trang hơn, điện nước đầy đủ, trẻ nhỏ được đi học đàng hoàng. Suốt thời gian dài đăng đẵng đó, không có mấy người trở về qu🔯ê cũ trừ khi hoàn cảnh bức bách lắm.
Sài Gòn đã tìm cách giữ họ lại, những cư dân cũ. Hay họ đã tìm cách làm cho cuộc sống quanh họ tốt dần lên. Qua bao biến động, có lúc đến nỗi phải bỏ nước ra đi, nhiều người dân Sài Gòn có gốc gác tứ xứ khi từ nước ngoài quay về Tổ Quốc vẫn nghĩ mình là dân Sài Gòn, chứ ít khi nhắc đến gốc gác xa nữa. Dù không là nguyên quán, Sài Gòn đã chính là quê hươnไg của họ để quay về.
Tôi tin hầu hết con cháu của 45 gia đình trong cuộc khảo sát khi xưa, đã từng lưỡng lự muốn ở lại hay 𓆏rời Sài Gòn về quê, nếu sau 1975 không ra nước ngoài sinh sống thì có lẽ vẫn đang sống trên mảnh đất đô thị này. Bởi vì không dễ gì bỏ Sài Gòn ra đi nếu anh đã từng sống ở đây.
Ở Sài Gòn lâu năm, dễ thấy khi người ta vỗ ngực xưng tên, có thể tự hào mình là “dân Cầu Muối”, “dân khu Mả Lạng”, “dân hẻm Cây Điệp”, “dân chơi Cầu Ba Cẳng” hay “dân Xóm Mới”, “dân Thủ Thiêm”… Không mấy ai xưng mình là “dân Sài Gòn” như một niềm tự hào, như một thứ giá trị. Người lục tỉnh khi nói về Sài Gòn, cũng chỉ gọi là “thành phố”: đi thành phố, về thành phố… Và ai đó lìa bỏ quê nhà đꦇể lên Sài Gòn sống, khi quay về cố hương có thể bị, hay được gọi là dân “Sè ghềnh” rồi. Thực ra, cũng không có gì là quan trọng!
Nên có chút bất ngờ khi giá trị “người Sài Gòn” bây giờ càng lúc càng được bàn luận và đề cao nhiều như vậy, chẳng khác gì các niềm tự hào khác, như người Hà Nội, người Cố đôℱ…
Sài Gòn, bây giờ là Thành phố Hồ Chí Min🦋h, lâu nay và sau này vẫn sẽ là một nơi tụ hội để sinh sống, làm việc, vui chơi, tìm kiếm cơ hội thành công và trốn lánh những hệ lụy nặng nề của cuộc sống từ những nơi khác, để có thể làm lại cuộc đời. Có những giá trị cũ của Sài Gòn đã mai một, nhưng ꦦnhững giá trị mới vẫn đang hình thành và lớn dần. Cũng có những thứ kệch cỡm lố lăng cũ mất đi, thay vào đó là những thứ tương tự về tính chất, chỉ khác cách biểu hiện. Nhưng rất nhiều điều căn bản đã được giữ lại, ai cũng biết nên chẳng cần kể ra…
Khi xem những tấm ảnh cũ ghi lại hình ảnh người dân đi lại trên đường phố Sài Gòn năm 1961, năm tôi sinh ra ở Phú Nhuận, tôi thấy lòng nao nao. Năm đó, má tôi rời bỏ căn nhà êm ấm của tuổi thơ được dựng lên từ nhiều đời của dòng họ Nguyễn ở vùng Khánh Hội, quận 4 để về Phú Nhuận sinh sống. Ba tôi xa q🌃uê Cù lao Phố, hòa nhập từ lâu vào cuộc sống Sài Gòn trong công việc thư ký Hiệu buôn Kim Phát ở chợ Bến Thành. Lúc đó, ông ngoại tôi, thư ký của văn phòng Sở Hỏa xa Đông Dương trên Đại lộ De la Somme (đường Hàm Nghi bây giờ) vừa mất không lâu.
Trong mấy tấm ảnh đó, người Sài Gòn hiện ra thanh lịch nhiều và lam lũ cũng lắm. Số đông trên đường phố vẫn là người làm công ăn lương, buôn thúng bꦗán bưng, phu khuân vác, đạp xích lô và đánh giày. Tất cả phảng phất hình ảnh những người thân của tôi đang k𒐪iếm sống mỗi ngày.
Người thanh kẻ lịch được chụp ảnh trên đường phố trung tâm, đại diện cho một tầng lớp nhỏ trung lưu trở lên. Họ góp phần giữ tính cách của người Sài Gòn trong kinh doanh buôn bán và gìn giữ nếp sống lịch lãm nhưng không quá xa hoa, biết hưởng thụ nhưng có óc thực tế, vừa phải. Nhưng giới cần lao, đông đảo hơn mới chính là những người giữ lại các giá trị quan trọng như “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”, “trọng nghĩa khinh tài”, ghét thói “coi đồng tiền to như bánh xe bò” hay “làm ăn chụp giựt không có trước sau”… Họ lặng lẽ sống trong các xóm nhỏ, ban ngày ra đường kiếm sống, tối nằm nghe cải lương hay tin chiến sự. Họ sống giản đ♊ơn, sẵn sàng giúp nhau, đùm bọc nhau khi người cùng xóm gặp chuyện bất trắc. Họ là lực lượng chính khi muốn thay đổi cuộc sống bất công… Họ vô danh, nhưng sẵn sàng thể hiện sự chính trực của mình khi có chuyện trên đường, thể hiện quan điểm của mình 🃏trong một tiệm nước hay tiệm hớt tóc…
Vì những điều được trải nghiệm trong suốt mấy chục năm sống trên mảnh đất chôn nhau này, tôi luôn thấy tò ꦜmò về Sài Gòn, thành phố gắn bó cả đời mình. Những vẻ đẹp của một bức tranh từng mê mải ngắm nhìn, giai điệu âm thanh từng nghe thấy, một ngôi nhà đẹp vẫn thường qua lại, một địa danh hay tên người gợi nhiều điều gần gũi, thúc giục tôi tìm hiểu như một hành trình tìm lại những cảm xúc hồi mới lớn, và thành những câu chuyện kể.
Những người già trên bảy mươi hay tám mươi tuổi, đang sống ở Sài Gòn hay đã xa xứ từ lâu, kể cho tôi nghe những ♏câu chuyện xưa lắc mà với họ như vừa mới đây. Chỉ là những câu chuyện cũ, không hề thể hiện chút 🐼gì tự hào quá mức, nhưng trong đó có hào khí, tích tụ từ cuộc sống dám làm dám chịu, lạc quan yêu đời, biết làm ăn giỏi giang và từng vượt qua thất bại để tồn tại.
Tất cả những điều đó làm nên cuốn sách này, kết nối qua những bài viết từ những góc nhìn riêng hạn hẹp, với mong muốn nhỏ là cùng với bạn đọc lưu giữ thêm một chút ký ức về Sài Gòn, thành phố thân thương này, những ký♌ ức mà khi viết ra được, chỉ mong sẽꦉ không bị chìm lấp như bao vẻ đẹp đã mai một dần ở thành phố này.
Phạm Công Luận
Phú Nhuận, 2013