* Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim
♎Phim là hành trình Fern rong ruổi khắp nước Mỹ, làm những công việc mùa vụ và ở cùng cộng đồng người cao niên sống trên những chiếc xe. Tác phẩm được chia thành những lần dừng chân và khởi hành tiếp nối nhau của Fern. Nước Mỹ trong hành trình của Fern không có bóng dáng của sự hoa lệ. Thay vào đó là những vùng đất lạnh giá, cằn cỗi và trống vắng như hoang mạc Arizona, vườn quốc gia Badlands. Những bối cảnh hoang sơ này góp phần làm nổi bật lối sống của người du cư trên xe. Họ chọn những vùng đất biệt lập nhằm tách bản thân với xã hội, gần gũi hơn với thiên nhiên.
Hành trình trong Nomadland𓆉 không chỉ được "đánh dấu" bằng là những địa danh, mà còn là những chuyển biến tâm lý của nhân vật chính. Đầu phim, Fern được khắc họa là một phụ nữ trung niên đã "mất tất cả". Tuy vẫn luôn nở nụ cười và đối xử tốt với những người xung quanh, ánh mắt của Fern luôn chất chứa nỗi buồn.
🌳Nỗi lòng của Fern được các nhà làm phim khắc họa tinh tế, thông qua những chi tiết gián tiếp và cách sắp đặt cảnh quay, thay vì qua thoại. Tiêu biểu là ở cảnh Fern nghe người bạn Linda May (Linda May đóng) kể về việc thay đổi ý định tự tử bằng khí propane vì không đành lòng để hai chú chó cưng ở lại. Đến cảnh tiếp theo, Fern gặp một chú chó vô chủ nhưng không chấp nhận nuôi. Khung hình Fern chia tay chú chó được lồng ghép hình ảnh gian hàng cho thuê khí propane. Thông qua loạt cảnh này, người xem có thể gián tiếp hiểu Fern gần như đang mất động lực sống, không muốn có thêm vướng bận và manh nha ý nghĩ tự kết thúc cuộc đời.
💙Sau phần khắc họa tâm lý ban đầu, Fern bước vào hành trình rong ruổi qua các địa điểm, thường là các khu vực dành cho cộng đồng sống trên xe van. Tại mỗi địa điểm, cô trò chuyện, chia sẻ với những người xung quanh. Để làm nổi bật sự thay đổi của cô, các nhà làm phim xây dựng tình huống có tính tương phản. Cảnh đón năm mới đầu phim, Fern chỉ ngồi một mình trong chiếc van. Đến cảnh đón năm mới cuối phim, cô cầm pháo hoa đi chúc mừng những người "hàng xóm".
Nomadland có cách thể hiện đậm chất phim tài liệuᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ, bằng cách kết hợp góc máy cận, cách cắt dựng và những đoạn độc thoại dài của nhân vật về đời họ. Xuyên suốt phim có gần 10 cảnh độc thoại. Các nhân vật ở tuổi xế chiều, ôm trong lòng nhiều mất mát và nuối tiếc, chọn lối sống xê dịch để tìm kiếm niềm vui sống, sự yên bình hoặc thực hiện ước nguyện cuối đời. Họ là một cựu binh chiến tranh Việt Nam mắc hội chứng PTSD (chứng rối loạn hậu sang chấn, sợ đám đông và tiếng ồn), hay một người có bạn thân đột ngột ra đi vì ung thư mà chưa kịp hoàn thành tâm nguyện.
ꦦTrong phim có sự xuất hiện của những người hippie với lối sống kham khổ, nặng về tư tưởng hơn so với lối sống được hình thành từ những biến cố cá nhân như cộng đồng của Fern. Bên cạnh sự khác biệt, bộ phim khắc họa điểm chung trong những lối sống xê dịch là tinh thần giúp đỡ lẫn nhau của mọi người. Họ không ngại chia sẻ kinh nghiệm, vật chất, không chỉ với những người trong cùng cộng đồng. Fern đã giúp đỡ những người hippie có tiền trang trải cuộc sống.
💛Thông qua câu chuyện của Fern và cộng đồng những người sống trên xe van, các nhà làm phim gửi gắm thông điệp về nhân sinh, cách vượt qua mất mát và sống thanh thản hơn - nhất là ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Nổi bật nhất trong thông điệp này là câu thoại của Bob Wells (Bob Wells đóng) khi chia sẻ về một thông lệ của cộng đồng của ông - thay vì chào từ biệt họ luôn "hẹn gặp lại nhau trên đường".
𒁏Một điểm cộng nữa là phần nhạc phim, do nhà soạn nhạc người Italy Ludovico Einaudi thực hiện. Einaudi chỉ sử dụng sáu bản nhạc nền, với chất liệu chủ đạo là dương cầm và vĩ cầm. Chất nhạc mang đến sự da diết để tạo nên không khí lắng đọng cho phim, nhất là cảnh nhân vật chia sẻ tâm tư.
Hầu hết tên nhân vật trong phim đều được lấy theo tên thật hoặc tên thường gọi của các diễn viên thủ vai. Ngoài những diễn viên chuyên nghiệp như Frances McDormand, David Strathairn, phim có sự góp mặt của những người theo lối sống du cư trên xe van ngoài đời thực như Linda May, Charlene Swankie và Bob Wells. Trong bài phỏng vấn trên Indiewire✃, nữ đạo diễn Chloé Zhao cho biết suốt quá trình bốn tháng ghi hình, cô và diễn viên chính Frances McDormand, cùng đoàn phim đều sống trong những chiếc xe van để có cảm nhận chân thật nhất về lối sống này.
Phim nhận được đánh giá rất cao từ giới chuyên môn. Nomadland hiện có điểm 97% trên Rotten Tomatoes và 96/100 trên Metacritic. Các nhà phê bình khen ngợi vai trò của đạo diễn kiêm biên kịch Chloé Zhao và diễn viên chính Frances McDormand. Trang Indiewire dùng từ "phép màu" để miêu tả về sự kết hợp của cả hai. Trang Entertainment Weeklyꦫ nhận xét McDormand không chỉ hóa thân thành Fern mà còn sáng tạo ra nhân vật này - khi kết hợp giữa kịch bản của Zhao và cá tính của cô.
Minh Dương