TS. NSƯT Bùi Công Duy - Phó giám đốc Học viên Âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết Việt Nam từ trước đến nay có nhiều tài năng âm nhạc giao hưởng nhưng để phát triển thành nghệ sĩ lớn lại là chặng đường dài đầy khó khăn. Dù những tài năng trẻ của dòng nhạc này miệt mài khổ luyện, được thế giới vinh danh nhưng đến khi trở về, họ không được quan tâm nhiều nên vẫn là những cái tên lặng lẽ, ít người biết. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhạc giao hưởng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi.
Bên cạnh những buổi hòa nhạc, chương trình giao lưu quốc tế nghệ thuật được tổ chức... trên các đấu trường âm nhạc giao hưởng quốc tế, thí sinh của Việt Nam đã để lại ấn tượng nhờ giành được nhiều giải thưở🍌ng cao.
Anh tiết lộ những lứa thế hệ tài năng mới với tuổi đời ngày càng trẻ đã xuất hiện và được công chúng trong nước quan tâm như: Lưu Đức Anh (piano - sinh năm 1993), Ngô Phương Vi (piano – sinh năm 1998), Nguyễn Việt Trung (piano – sinh năm 1996), Đỗ Phương Nhi (violin – sinh năm 1998), Trần Lê Quang Tiến (violin – sinh năm 2002), Cao Hoàng Linh (violin – sinh năm 2006), Nguyễn Nguyên Lê (violin – sinh năm 2008)ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ...
Trong đó, nổi bật là nghệ sĩ piano 9x Lưu 𓆏Đức Anh. Anh sinh ra trong một gia đình truyền thống nghệ thuật, bố là NSƯT Lưu Quang Minh và anh trai là nghệ sĩ piano Lưu Hồng Quang. Sau một thời gian đi du học và tìm hướng đi riêng cho mình, Đức Anh quay về Việt Nam với nhiều dự án âm nhạc nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhạc giao hưởng nước nhà.
Anh chia sẻ🎃: "Tôi đã đi du học nhiều năm, những năm đầu cũng có suy nghĩ muốn ở lại nước ngoài để tiếp tục được hoạt động âm nhạc trong môi trường hoàn hảo nhất. Nhưng những năm gần đây, tôi nhận thấy mình không thể dừng lại ở đó. Tôi có may mắn và lợi thế nên thấy mình cần phải làm thêm những việc mà những người kém may mắn hơn không có điều kiện để làm. Đó là mang những kiến thức học được về, góp một phần vào sự phát triển văn hóa của Việt Nam".
Ngoài Lưu Đức Anh, trong số những cái tên kể trên có nhiều bạn trẻ là học trò của tài năng của TS. NSƯT Bùi Công Duy như "thần đồng violin" Trần Lê Quang Tiến. Chàng trai sinh năm 2002 từng đạt giải nhất Cuộc thi Violon quốc tế tại Thái Lan năm 2014, Học bổng Toyota năm 2015 và giải nhất Thi Violon quốc tế tại Kazakhstan (International Violin Competition Kazakhstan) năm 2016. Quang Tiến là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016 và đoạt giải "Trình diễn tác phẩm đương đại xuất sắc nhất" trong cuộ🐽c thi violin lần thứ 10 - Tchaikovsky Competition for Young Musicians, tại Kazakhstan vào năm 2017.
Theo NSƯT Bùi Công Duy, bên cạnh những nghệ sĩ chơi nhạc tài ba, những tác phẩm nhạc cổ điển được sáng tác bởi các tác giả Việt Nam cũng được đánh giá cao. Anh chia sẻ huyền thoại violin người Nga Viktor Tretyakov khi được lắng nghe nghệ sĩ Việt Nam trình diễn tác phẩm Bài ca chim ưng của tꦺác giả Đàm Linh đã phải thốt lên: "Tại sao Việt Nam lại có một ജtác phẩm hay đến vậy?".
Với mong muốn đưa hình ảnh và tiếng tăm của nền âm nhạc giao hưởng Việt đến gần hơn với bạn bè quốc tế😼, đầu tháng 8/2019, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế cho Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019. Sự kiện do PGS, TS. Lê Anh Tuấn - ꧅Giám đốc Học viện - và TS. NSƯT Bùi Công Duy - Phó giám đốc - khởi xướng.
Cuộc thi có sự tham gia của 64 thí sinh đại diện cho 19 quốc gia và 4 vùng lãnh thổ; quy tụ đội ngũ ban giám khảo là những gương mặt nghệ sĩ gạo cội, những huyền thoại nhạc cổ điển trên thế giới. Trong cuộc thi, tác phẩm Bài ca chim ưng của Đàm Linh cũng chính là đề bài bắt buộc nằm trong chương trình thi của các thí sinh. Đây là một điểm nhấn để những nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế ൩giới, cũng như công chúng yêu nhạc giao hưởng có thể thực sự biết đến và thưởng thức một tác phẩm giao hưởng được đánh giá cao của Việt Nam, và cũng là cơ hội để Việt Nam giới thiệu văn hóa, con người và tình hữu nghị với các bạn bè quốc tế.
Với quy mô m꧟ang tầm vóc quốc tế, giải thưởng của cuộc thi được đánh giá là có sự đầu tư gồm hai hạng mục giải: hệ thống giải cho Violin, Hòa tấu thính phòng Piano và Dây. Tổng giá trị lên tới 50.000 USD từ các nhà tài trợ như ABBank, The Arena, Phenikaa... cũng như nhiều tổ chức nghệ thuật lớn khác.
Chia sẻ về lý do đồng hành cùng cuộc thi do NSƯT Bùi Công Duy khởi xướng, đại diện ABBank - bà Nguyễn Thị Hương, Phó tổng giám đốc cho biết: "Đây là cách ABBank lựa chọn để góp phần phát triển nền âm nhạc giao hưởng nước nhà,ಌ đưa tên tuổi những tài năng Việt vươn ra thế giới". Bà hy vọng cuộc thi sẽ tạo ra một 🧸sân chơi lớn, uy tín, giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam có cơ hội được so tài, học hỏi ở tầm quốc tế, tạo thêm động lực phấn đấu và những trải nghiệm quý báu trên con đường sự nghiệp của mình.
Theo đó, trong đêm Gala bế mạc và trao giải của cuộc thi ngày 11/8, ABBank đã trao hai giải Nhì cho các thí sinh thuộc Bảng Violin và Hòa tấu. Bên cạnh hai giải thưởng lớn này, ABBank cũng trao tặng thêm 4 giải thưởng đặc biệt khác cho các tài năng trẻ xuất sắc như: giải "Thí sinh Việt Nam xuất sắc nhất của bả🍸ng thi Violin", "Thí sinh trẻ tuổi nhất của bảng thi Violin", "Nhóm hòa tấu Việt Nam trẻ tuổi nhất", "Song tấu xuất sắc nhất".
Các thí sinh Ng🎃a, Bỉ, Anh, Singapore... sẽ tranh tài tại cuộc thi của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, từ ngày 3 đến 8/11 ở Hà Nội.
TS. NSƯT Bùi Công Duy (sinh ngày 2/2/1981, tại TP HCM) là một trong những gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu của Việt Nam, được giới phê bình đánh giá cao về phong cách biểu diễn thanh thoát mà vẫn say đắm, mạnh mẽ cùng kỹ thuật điêu luyện. Anh từng đoạt giải nhất và giành huy chương vàng tại cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên "Tchaikovsky" dành cho các nghệ sĩ trẻ lần thứ 3, vào năm 1997, tại Saint – ๊Peterbourg cùng nhiều giải thưởng khác tại các cuộc thi âm nhạc trên thế giới cũng như Việt Nam.
Hiện TS. NSƯT Bùi Công Duy là Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - nơi nhiều nhà giáo, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình đã trưởng thành, có những cống hiến cho nền âm nhạc dân tộc, sự nghi♍ệp xây dựng, phát triển đất nước.
Hải My