Khi nhìn danh sách gần 100 phim được lựa chọn tranh giải và trình chiếu không tranh giải ở LHP Cannes 2015 (diễn ra từ 13-24/5), nhà phê bình Peter Bradshaw của The Guardian nhận định: "Có thể nói hơi quá, nhưng nội dung gần gũi nhục🅺 d🅷ục hiện diện đáng kể năm nay".
Trong phim Marguerite and Julien của đạo diễn Valérie Donzelli có chuyện tình nóng bỏng và loạn luân giữa hai chị em ruột. Trong Carol của đạo diễn Todd Haynes, do Rooney Mara và Cate Blanchett đóng chung, có tình yêu bị ngăn cấm giữa một chàng nhân viên trẻ và một phụ nữ già và giàu. Nổi bật trên poster phim Youth của đạo diễn Paolo Sorrentino là cơ thể nude của 🦩cô gái trẻ đứng trước hai nhân vật nam giới cao tuổi (do Michael Caine và Harvey Keitel thủ vai) trong bồn nưꦫớc.
Poster bộ phim Love của đạo diễn Gaspar Noé cận cảnh ba đôi môi hôn nhau một cách ướt át. Một poster khác của phim này phơi bày bộ phận sinh dục nam giới trên ngực trần người phụ nữ. Từ lúc công bố poster tuần trước, Love lập tức gây chú ý nhất năm nay khi trình chiếu trong hạng mục không tranh giải - Midnight Screening (Suất chiếu giữa đêm) với định dạng ಌ3D.
Đạo diễn Gaspar Noé (từng nổi tiếng với Irréversible và Enter the Void) khẳng định, Love là phim "sến" về tình yêu và vinh danh tình dục theo cách vui vẻ. "Nhiều bộ phim đề cập đến tình dục theo góc nhìn tăm tối và u ám. Bộ phim này sẽ ca ngợi tì🌱nh dục theo hướng vui vẻ".
Hành trình lịch sử của các phim gợi dục tại Cannes
Điện ảnh gợi dục (Erotic Cinema) nổi lên ở Cannes năm 1961 khi liên hoan phim danh giá nhất hành tinh 14 tuổi. Năm đó, phim Viridiana của đạo diễn Luis Buñuel thắng giải chính - Cành Cọ Vàng. Cốt truyện kể về một cô gái trước lễ thụ phong làm nữ tu ở Mexico thực hiện chuyến thăm định mệnh tới trang trại người chú họ. Nhiều người phẫn nộ và sửng sốt khi tác phẩm có nội dung chứa hàng loạt cảnh sex trần trụi này được vinh danh. Sau khi ra mắt, Tòa thánh Vatican chỉ trích bộ phim là "câu chuyện báng bổ", dù giới phê bình coi nó như kiệt tác.
Một năm sau scandal của Viridiana, công chúng tiếp tục bị sốc với phim A Dog's World. Tác phẩm tài liệu Italy của ba đạo diễn Paolo Cavara, Gualtiero Jacopetti và Franco Prosperi tập hợp tư liệu hình ảnh thật về những nghi thức tình dục kỳ lạ khắp thế giới. Mặc dù các đạo diễn tuyên bố là tư liệu thực, một số cảnh trong phim bị chỉ trích là dàn dựng sân khấu để tăng hiệu ứng hình ảnh. Bộ phim được đề cử Cành Cọ Vàng nhưng tuột giải về phim The Given Word (1962). Sau khi tham dự Cannes, A Dog's World ăn khách ở phòng vé và kéo theo h﷽àng loạt tác phẩm ăn theo khác.
Ở thập kỷ 1970, Cannes chào đón tác phẩm "nặng đô" về tình dục đến từ châu Á - In the Realm of the Senses (Vương quốc nhục cảm). Trong thời gian chiếu ở Cannes năm 1976, tác phẩm kể về hành trình dục vọng của hai người Nhật những năm 1930 cháy vé. 13 suất chiếu của phim đ☂ược yêu cầu thêm để làm hài lòng nhu cầu xem của khán giả. Phim có hàng loạt cảnh phơi bày các bộ phận nhạy cảm của diễn viên và những cảnh sex trần trụi gây tranh cãi lớn. Trong nhiều năm liền, phim bị cấm chiếu ở nhiều q🦂uốc gia. Theo nhà phê bình Anh - Joan Mellen: "Với tác phẩm này, Oshima muốn phá bỏ những thông lệ của xã hội cũng như văn hóa làm phim nhiều cấm kỵ trước đó. Bằng cách làm phim về tình dục, ông lựa chọn một điểm nhìn cách mạng".
Thập kỷ 1990, hai bộ phim gợi dục làm nóng Cannes phải kể đến Kids và Crash. Được lựa chọn tranh giải Cành Cọ Vàng năm 1995, Kids của đạo diễn Larry Clark là tác phẩm nóng bỏng về cuộc sống tình dục của trẻ vị thành niên ở New York (Mỹ), mô tả những cuộc ăn chơi, uống rượu, hút thuốc phiện và tìm cách nếm "chuyện ấy" lần đầu của một nhóm trẻ. Bộ phim bị giới phê bình chỉ trích vì lạm dụng những cảnh ấu dâm. Một nhà phê bình chia sẻ, suất chiếu đầu tiên ở Cannes của Kids đôꦇng nghẹt và hỗn loạn tới nỗi🐬, áo sơ mi của ông bị cào rách trong rạp.
Một năm sau vụ lùm xùm của Kids, phim Crash của đạo diễn David🎃 Croneberg gây tiếng vang cũng như tai tiếng ở Cannes. Tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn JG Ballard cũng gây sốt hệt như truyện gốc. Kịch bản phim kể về một người đàn ông săn tình dục bằng những vụ đụng độ tai nạn xe hơi. Bộ phim trần trụi của điện ảnh Anh phân cực mạnh giới chuyên môn mặc dù giành giải Special Jury Prize của ban giám khảo Cannes.
Trong khi nhiều nhà phê bình ca ngợi tính nguyên bản của ý tưởng và sự dũng cảm của nhà làm phim, số còn lại chỉ trích Crash là món lẩu của tình dục và bạo lực. Nhà phê bình Roger Ebert viết: "Phim giống một phim khiêu dâm được làm bằng máy tính (không phảꩵi con người): Nó tải thông tin♈ về tình dục, khám phá những mối quan hệ trên xe hơi, và kết hợp chúng theo thuật toán thông minh. Kết quả là một tác phẩm đầy thách thức, dũng cảm và độc đáo. Tôi ngưỡng mộ phim này nhưng không thích nó".
Thế kỷ 21 và những phim đồng tính trần trụi
Trong hơn nửa thế kỷ, LHP Cannes vẫn thường bị phàn nàn bảo 🐼thủ, chuộng dị tính, ít chiếu phim về đề 🐭tài đồng tính hoặc tình dục của người đồng tính. Nhưng, chính từ liên hoan này đã phát hiện bộ phim sáng giá Happy Together của đạo diễn Vương Gia Vệ vào những năm 1990. Phim kể về mối tình giữa hai người đàn ông Hong 🎀Kong do Lương Triều Vỹ và Trương Quốc Vinh thủ vai.
Đầu những năm 2000, phim gợi dục "đổ bộ" chợ phim của Cannes thay vì được lựa chọn vào các hạng mục tranh giải hay trình chiếu. Một trong số đó là Baise-Moi, kể về hai người phụ nữ trẻ trong hành trình tìm kiếm sex và bạo lực. Ra mắt năm 2000, bộ phim 18+ của Coralie Trinh Thi và Virginie Despentes thu hút truyền thông mạnh mẽ, được một số nhà phê bình coi là ví dụ cওủa dòng "Điện ảnh cực đoan Pháp mới".
Năm 2010, Cannes thành lập thêm giải The Queer Palm (Cành Cọ đồng tính), vinh danh những phim hay về đề tài đồng tính, song tính và chuyển giới🌺. Giải thưởng này từ đó được trao cho các phim Kaboom của Gregg Araki, Beauty của Oliver Hermanus, Laurence Anyways của Xavier Dolan, Stranger By the Lake của Alain Guiraudie và Pride của Matthew Warchus.
Bộ phim 18+ trần trụi gây chú ý nhất của LHP Cannes cũng là tác phẩm Cành Cọ Vàng và lấy đề tài đồng tính - Blue is the Warmest Colour. Phim của đạo diễn Abdellatif Kechiche, xoay quanh mối tình thăng trầm giữa hai người phụ nữ, là câu chuyện tình yêu dành không ít thời lượng mô tả tình dục trần trụi. Được không ít giới chuyên môn ca ngợi nồng nhiệt, phim vẫn bị m🐷ột số người chỉ trích là cái nhìn bên ngoài của nhà làm phim dị tính về đề tài đồng tính.
Vũ Văn Việt